Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

11 sự thật về hội chứng chân không yên khi ngủ

Hội chứng chân không yên khi ngủ (Restless legs syndrome) là một tình trạng bệnh lý có thực. Theo thống kê từ các nghiên cứu, có khoảng 7% dân số thế giới chịu ảnh hưởng từ các triệu chứng của hội chứng này, ví dụ như cảm giác tê buồn ở chân, làm gián đoạn giấc ngủ

Dưới đây là 11 sự thật bạn cần biết về hội chứng chân không yên khi ngủ.

1. Bạn vẫn có thể kiểm soát được chân của mình

Hội chứng chân không yên khi ngủ được đặc trưng bởi cảm giác ngứa, tê bì, buồn hoặc co rút ở chân. Những cảm giác này khiến cho người bệnh buộc phải đứng lên và đi lại loanh quanh, nhưng mọi người thường vẫn luôn kiểm soát được việc di chuyển của mình. Những người chuyển động chân một cách không tự chủ thường mắc thêm một tình trạng khác, gọi là rối loạn vận động chi theo chu kỳ (periodic limb movement disorder). Rối loạn này cũng thường đi kèm với hội chứng chân không yên.

2. Hội chứng chân không yên khi ngủ thường gặp ở phụ nữ mang thai hơn

Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này hiện chưa được làm rõ. Nhưng, phụ nữ mang thai thường gặp phải các triệu chứng của hội chứng chân không yên khi ngủ, và sau đó, những triệu chứng này biến mất sau khi họ sinh. Một trong những lý giải đó là việc mang thai thường đi kèm với thiếu sắt, và thiếu sắt là một yếu tố góp phần làm nên hội chứng chân không yên.

Một nghiên cứu năm 2010 chỉ ra rằng, phụ nữ mắc phải hội chứng chân không yên trong một lần mang thai, sẽ có nguy cơ tát phát những triệu chứng của hội chứng này trong những lần mang thai sau hoặc thậm chí là phát triển dạng mãn tính của hội chứng chân không yên.

3. Thực phẩm chức năng có thể sẽ giúp ích

Dùng thuốc không phải là cách điều trị duy nhất của hội chứng chân không yên. Mỗi khi có bệnh nhân phàn nàn về hội chứng chân không yên, các bác sỹ thường sẽ yêu cầu kiểm tra hàm lượng sắt trong cơ thể. Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể thấp, thì hội chứng chân không yên có thể sẽ được điều trị bằng việc bổ sung sắt. Các chuyên gia tin rằng, khôi phục được đủ lượng sắt trong cơ thể có thể giúp khôi phục lại lượng dopamine trong não và giúp làm giảm triệu chứng chân không yên. Bổ sung folate và magie cũng có thể giúp làm giảm hội chứng chân không yên khi ngủ.

4. Một số loại thuốc điều trị hội chứng này có thể sẽ có tác dụng phụ

Các thuốc điều trị hội chứng chân không yên khi ngủ, ví dụ như Requip (ropinirole) và Mirapex (pramipexole) nhắm tới các thụ thể dopamine trong não, bên cạnh tác dụng điều trị sẽ đi kèm với một số rủi rỏ nhất định. Những loại thuốc này có thể sẽ làm nặng thêm tình trạng ham mê cờ bạc hoặc nghiện tình dục một cách cưỡng chế ở một số người. Những phản ứng phụ này thường sẽ phổ biến hơn ở những người mà bản thân họ đã mắc phải một số rối loạn cưỡng chế từ trước. Kể cả khi bạn mắc phải những rối loạn cưỡng chế này, nhưng đã kiểm soát được, thì việc dùng các thuốc điếu trị chứng chân không yên sẽ phá vỡ sự kiểm soát của bạn, và khiến các rối loạn cưỡng chế trở lại. Nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này sẽ lớn hơn ở những người dùng thuốc với liều cao để điều trị bệnh Parkinson.

5. Hội chứng chân không yên sẽ tăng dần cùng với tuổi tác

Hội chứng chân không yên có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng thường phổ biến ở những người từ 65 tuổi trở lên. Triệu chứng của bệnh cũng thường sẽ diễn biến nặng hơn khi bạn lớn tuổi. Rất nhiều người mắc phải hội chứng này sẽ xuất hiện các triệu chứng hàng ngày và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ của họ từ sau tuổi 50 trở đi.

6. Luyện tập thể thao có thể sẽ giúp làm giảm triệu chứng bệnh

Rất nhiều người thấy rằng, việc luyện tập thể thao sẽ giúp họ kiểm soát được chứng chân không yên, hoặc bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn vào những ngày họ không luyện tập nhiều. Các bài tập giãn cơ và mát xa nhẹ nhàng cũng có thể giúp ích cho bạn, cả trước khi đi ngủ hoặc khi triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Tuy vậy, nếu mát xa quá nhiều hoặc luyện tập các bài tập quá nặng lại có thể khiến các triệu chứng bệnh nặng hơn.

7. Hội chứng chân không yên không phải là một bệnh bình thường

Những người không mắc phải hội chứng này sẽ không thể tưởng tượng được những triệu chứng bệnh sẽ diễn ra như thế nào và chúng cản trở gì đến cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, hội chứng chân không yên khi ngủ có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, và từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác. Các nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa hội chứng chân không yên khi ngủ với tình trạng tăng huyết áp và rối loạn cương dương, nguyên nhân có thể là do giấc ngủ bị gián đoạn mãn tính hoặc các yếu tố liên quan đến lượng dopamine có trong não.

8. Không khó để chẩn đoán hội chứng chân không yên

Không có xét nghiệm máu để chẩn đoán hội chứng này, nhưng không khó để đưa ra chẩn đoán về bệnh. Có 4 tiêu chuẩn cần để xác định xem một người có mắc phải hội chứng chân không yên khi ngủ hay không:

(1) có sự thôi thúc mãnh liệt về việc phải chuyển động chân, thường là do cảm giác ngứa râm ran khó chịu hoặc tê buồn ở chân,

(2) sự thôi thúc chuyển động chân sẽ khởi phát hoặc diễn biến nặng hơn trong khi nghỉ ngơi hoặc không hoạt động,

(3) cảm giác khó chịu sẽ biến mất hoàn toàn hoặc một phần khi chuyển động

(4) cảm giác khó chịu ở chân và sự thôi thúc chuyển động sẽ nặng hơn vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.

Sử dụng 4 tiêu chuẩn này, bác sỹ có thể chẩn đoán được ngay liệu bạn có mắc phải hội chứng chân không yên hay không. Tuy nhiên, ngoài ra, các bác sỹ có thể yêu cầu bạn làm thêm xét nghiệm máu hoặc một số xét nghiệm khác để tìm ra các nguyên nhân tiềm ẩn của hội chứng chân không yên khi ngủ, ví dụ như tình trạng thiếu sắt.

9. Hội chứng chân không yên có thể là do các nguyên nhân về gen

Năm 2007, các nhà nghiên cứu tại châu Âu và tại đại học Emory, Atlanta đã khám phá ra một loại đột biến gen, có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc hội chứng chân không yên. Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá ra 2 đoạn gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong hội chứng chân không yên khi ngủ. Hội chứng chân không yên thường có tính di truyền và thường phổ biến nhất trong các gia đình có gốc Tây Âu.

10. Triệu chứng bệnh thường xảy ra vào ban đêm

Hội chứng chân không yên khi ngủ cũng tuân theo nhịp sinh học và sẽ diễn biến nặng hơn vào ban đêm, khi cơ thể và não bộ ở trong trạng thái nghỉ ngơi và chuẩn bị đi ngủ. Các bác sỹ tin rằng, điều này là do lượng dopamine trong não cũng tuân theo chu kỳ thức – ngủ thông thường và vào buổi tối, sẽ có ít yếu tố tác động làm xao nhãng tinh thần hơn. Một số người mắc phải hội chứng chân không yên khi ngủ cố gắng lên kế hoạch ngủ nhiều hơn trong suốt cả ngày, vì họ biết rằng, ngủ lâu vào buổi tối là rất khó thực hiện. Một số người khác lại cố gắng thực hiện các hoạt động kích thích não bộ vào ban đêm để làm giảm các triệu chứng bệnh của mình.

11. Hội chứng chân không yên không phải là một dấu hiệu của bệnh Parkinson

Vì thuốc dùng để điều trị hội chứng chân không yên cũng thường dùng để điều trị bệnh Parkinson, nên nhiều người suy diễn rằng, hai rối loạn này có liên quan với nhau. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2011 đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh Parkinson trong giai đoạn sớm cũng chỉ có nguy cơ mắc những triệu chứng của hội chứng chân không yên tương đương với những người không bị bệnh Parkinson, mà không nhiều hơn.

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Health
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

Xem thêm