Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phù chân khi mang thai và cách khắc phục

Cơ thể bà bầu thay đổi nhanh chóng, có thể hơi khó chịu ngày càng tăng theo thời gian mang bầu. Một cảm giác khó chịu mà nhiều thai phụ gặp phải khi mang thai là phù chân, sưng tấy.

Phù chân hay sưng tấy bàn chân hay, đôi khi được gọi là phù nề, ảnh hưởng đến khoảng 8/10 phụ nữ mang thai. Nguyên nhân thường là do lượng chất lỏng lưu thông xung quanh cơ thể tăng lên. 

Nhiều người thường nhận thấy bàn tay, cánh tay, bàn chân hoặc thậm chí mặt của họ bị sưng tấy trong ba tháng giữa hoặc ba tháng cuối của thai kỳ, mặc dù trên thực tế phù nề bàn chân đặc biệt có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

1. Nguyên nhân khiến phù chân khi mang thai

Bàn chân bị sưng tấy thường xảy ra muộn hơn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy, thai phụ có thể sẽ nhận ra bàn chân của mình bị sưng tấy trong nửa đầu hoặc hơn của thai kỳ.

1.1 Phù chân ở ba tháng đầu thai kỳ

Mức độ tăng nhanh của hormone progesterone làm chậm quá trình tiêu hóa của thai phụ. Điều này có thể gây chướng bụng trong thời gian dài. Thai phụ cũng có thể nhận thấy một chút bọng mắt ở tay, chân hoặc mặt nhưng không nhiều.

Nếu nhận thấy sưng nhiều ngay từ sớm, đặc biệt là nếu đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, đau đầu hoặc chảy máu, tốt nhất thai phụ nên đi khám ngay lập tức.

1.2 Phù chân ở ba tháng giữa thai kỳ

Phù chân khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 2.

Tình trạng phù chân do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng.

Tam cá nguyệt thứ hai bắt đầu từ tuần 14 của thai kỳ, gần bắt đầu từ tháng thứ 4. Không có gì lạ khi thai phụ bắt đầu nhận thấy bàn chân bị sưng vào khoảng tháng thứ 5 của thai kỳ, đặc biệt nếu phải đi lại nhiều hoặc thời tiết nóng bức.

Tình trạng sưng tấy này là do lượng máu và chất lỏng trong cơ thể ngày càng tăng. Lượng máu của thai phụ tăng khoảng 50% trong suốt quá trình mang thai và điều đó kết hợp với việc giữ nước nhiều do nội tiết tố. Tất cả chất lỏng bổ sung này sẽ giúp làm mềm cơ thể thai phụ và chuẩn bị cho việc sinh nở. Hãy yên tâm, lượng chất lỏng dư thừa sẽ giảm nhanh chóng trong vài tuần sau khi sinh con.

1.3 Phù chân ở ba tháng cuối thai kỳ

Bắt đầu từ tuần 28 của thai kỳ, cơ thể bà bầu đang tiếp tục xây dựng nguồn cung cấp máu và chất lỏng, điều này có thể góp phần làm sưng tấy. Tử cung cũng trở nên nặng hơn nhiều khi thai nhi lớn lên, điều này có thể làm chậm quá trình lưu thông máu từ chân trở về tim. Điều này không đáng lo lắng hay nguy hiểm gì chỉ là khó chịu.

Các yếu tố khác có thể góp phần làm sưng bàn chân trong ba tháng cuối thai kỳ, bao gồm:

  • Thời tiết nóng bức
  • Mất cân bằng chế độ ăn uống
  • Uống không đủ nước
  • Đứng trên đôi chân trong một thời gian dài

2. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ?

Bàn chân bị sưng là một phần rất điển hình của thai kỳ. Vì vậy, hầu hết thời gian, bàn chân sưng phồng chỉ là một dấu hiệu khác cho thấy cơ thể đang làm việc chăm chỉ để phát triển sự sống nhỏ.

Tuy nhiên, đôi khi bàn chân bị sưng có thể báo hiệu một nguy cơ nghiêm trọng hơn, do đó khi có các dấu hiệu bất thường kèm theo, cần phải nghĩ đến khả năng là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe như tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.

Tình trạng tiền sản giật có thể phát triển trong thai kỳ và gây ra huyết áp cao nguy hiểm. Thai phụ cần gọi cho bác sĩ hoặc đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa nếu nhận thấy:

  • Sưng tay, chân, mặt hoặc quanh mắt đột ngột
  • Sưng tấy trở nên tồi tệ hơn
  • Chóng mặt hoặc mờ mắt
  • Đau đầu dữ dội
  • Đau bụng, đặc biệt là ở phần trên bên phải của bụng
  • Lú lẫn
  • Khó thở

Nếu bà bầu chỉ thấy sưng ở một bên chân và kèm theo đau, đỏ hoặc nóng có thể bị huyết khối tĩnh mạch sâu. Huyết khối tĩnh mạch sâu là một cục máu đông, thường ở chân.

Điều quan trọng là đi khám ngay lập tức nếu nhận thấy những triệu chứng này. Điều này là do mọi người có nhiều khả năng bị đông máu khi mang thai hơn khi không mang thai.

Nếu không chắc liệu vết sưng của mình là điển hình hay có bất kỳ mối lo ngại nào, tốt nhất thai phụ nên gọi cho bác sĩ.

3. Những biện pháp khắc phục phù chân khi mang thai

Phù chân khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 4.

Thai phụ cần đi khám ngay nếu nhận thấy nững dấu hiệu nguy hiểm của phù chân.

Bàn chân bị sưng có thể gây đau hoặc không đau tùy từng thai phụ nhưng đều gây khó chịu hoặc phiền toái. Để giảm bớt khó chịu, bà bầu có thể thử một số phương pháp đơn giản để giúp làm dịu các triệu chứng như chế độ ăn - uống, bơi lội, masage và có thể là mang một đôi giày, đôi dép nhẹ và thoải mái.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục nhẹ nhàng thường xuyên, chẳng hạn như đi bộ hoặc bơi lội, làm tăng lưu thông máu, có thể giúp loại bỏ chân sưng tấy.

Giảm lượng muối ăn vào

Phù chân khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 5.

Tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, cá hồi, thịt nạc và protein.

Tránh thức ăn có nhiều muối, chẳng hạn như thức ăn nhanh. Khi cơ thể cảm nhận được quá nhiều muối trong cơ thể, sẽ có xu hướng giữ nước trong cơ thể khiến mắt bị bọng và chân tay bị sưng tấy, phù lên. Thay vào đó, hãy tập trung vào chế độ ăn uống với trái cây và rau tươi, thịt nạc và protein.

Tăng lượng kali

Kali giúp cơ thể thai phụ cân bằng lượng chất lỏng chứa trong cơ thể. Nhưng điều quan trọng là bà bầu phải ăn các nguồn cung cấp kali tốt trong chế độ ăn uống.

Một số thực phẩm tự nhiên có nhiều kali bao gồm khoai tây, khoai lang cả vỏ, chuối, rau bina, đậu, cam, chanh dây, cà rốt, củ cải và cá hồi.

Giữ đủ nước

Uống nhiều nước hơn để chống sưng tấy. Nếu cơ thể đang mất nước, cơ thể sẽ giữ lại nhiều chất lỏng hơn để cố gắng bù đắp.

Vì vậy, hãy cố gắng uống từ 10-12 cốc nước mỗi ngày để giữ cho thận của thai phụ đào thải những chất độc hại ra ngoài và cơ thể được ngậm đủ nước.

Để dễ uống được nhiều nước, bà bầu cũng có thể tạo hương vị cho nước bằng vỏ chanh, lát chanh, bạc hà hoặc quả mọng.

Nâng cao đôi chân của bạn khi ngồi

Mặc dù việc ngồi nhiều không tốt cho quá trình tuần hoàn của thai phụ, nhưng việc đứng liên tục trong thời gian dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể bà bầu. Khi ngồi hãy cố gắng gác chân lên khi có thể. Ngồi nâng chân lên cao một chút - đặc biệt là vào cuối ngày - có thể giúp thoát chất lỏng tích tụ ở chân của bạn trong suốt cả ngày.

Tắm muối Epsom

Muối Epsom, còn được gọi là magie sulfat, hút các chất độc ra khỏi cơ thể và giảm viêm. Vì vậy, tắm bằng muối Epsom có thể giúp bạn giảm đau. Ngâm chân trong với muối Epsom cũng có thể giúp giảm căng cơ ở chân, do đó bà bầu nên ngâm chân trong khoảng 15 phút.

Massage chân

Phù chân khi mang thai và cách khắc phục - Ảnh 6.

Massage chân giúp lưu thông máu, giảm phù chân, sưng tấy.

Massage giúp lưu thông các chất lỏng có xu hướng tích tụ ở bàn chân, do đó sẽ làm giảm sưng tấy. Bà bầu ngồi gác chân lên và để chồng hoặc người hỗ trợ nhẹ nhàng xoa bóp bàn chân. 

Đi giày thoải mái

Mang những đôi giày đế bệt, thấp và bằng, thoải mái vừa vặn là chìa khóa để giảm phù nề bàn chân, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về hông và lưng có thể phát sinh khi trọng tâm của bà bầu thay đổi và trọng lượng tăng lên.

Ngủ nghiêng về bên trái

Ngủ nghiêng về bên trái có thể cải thiện lưu lượng máu, giúp giảm sưng bàn chân. Nằm nghiêng về bên trái sẽ làm giảm áp lực của tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới, đây là mạch máu lớn đưa máu trở về tim.

Theo Sức Khỏe & Đời Sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

Xem thêm