Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng nCOV dựa trên cơ sở khoa học, không phải theo tin đồn

Cộng đồng đang “sôi sục” vì khẩu trang. Nhà nhà đi tìm khẩu trang, người người đi săn lùng khẩu trang. Một nhóm đầu cơ, tích trữ khẩu trang để trục lợi… Vậy chúng ta phòng bệnh chỉ bằng khẩu trang liệu đã đủ?

Chúng ta sử dụng khẩu trang đã đúng cách để phòng bệnh hay chỉ mang khẩu trang để tạo “niềm tin”? Xin được bàn thêm về việc phòng ngừa 2019-nCoV sao cho hợp lý.

Vi rút 2019-nCoV phát tán và lây truyền thế nào?

Các báo cáo khoa học đã công bố cho biết nCoV phát tán chủ yếu từ người bệnh (người đang mắc viêm hô hấp do 2019-nCoV) ra ngoài qua các “giọt bắn” (thuật ngữ chuyên môn là droplets). Đây là các giọt nước bọt, chất tiết đường hô hấp có kích thước từ 5micron mét (µm) trở lên văng bắn ra ngoài khi người bệnh ho, hắt hơi, khạc đờm ...Kích nước của những “giọt bắn” này được gọi là lớn, vì vậy chúng không  bay lơ lửng trong không khí được mà chỉ văng bắn ra từ người bệnh trong một khoảng cách từ 1-2m. Trong khoảng cách này nếu “giọt bắn” xâm nhập được vào người khác thông qua việc hít phải, hay qua niêm mạc mắt…thì có thể gây bệnh. Chuyên môn gọi là “Lây truyền qua giọt bắn”. Với “giọt bắn” thì chỉ cần khẩu trang y tế thông thường – nếu được sử dụng đúng (chứ chưa cần khẩu trang có độ lọc cao) là đã có thể ngăn chặn được sự phát tán hoặc sự xâm nhập của vi rút. Lưu ý tiếp theo, các “giọt bắn” có chứa vi rút khi văng bắn ra từ người bệnh, có thể tồn tại trên các bề mặt như bàn tay của người bệnh và các bề mặt khác có nhiều tiếp xúc, đụng chạm  như mặt bàn, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, tay vịn thang máy… vi rút có thể tồn tại trên các bề mặt hàng giờ, thậm chí một vài ngày nếu có điều kiện thích hợp. Có một số nghiên cứu thông báo đã tìm thấy vật liệu di truyền của vi rút trong các dịch bài tiết của cơ thể. Như vậy khả năng vi rút tồn tại trên các bề mặt càng nhiều. Khi người khác đụng chạm vào các bề măt này (chủ yếu thông qua bàn tay), rồi lại hít phải, hay dụi mắt… là tạo điều kiện để vi rút xâm nhập vào cơ thể. Phương thức này được gọi là “Lây truyền qua tiếp xúc”. Trong một số ít trường hợp tại bệnh viện người bệnh được làm các thủ thuật như hút nội khí quản, mở khí quản, bóp bóng, lấy bệnh phẩm đường hô hấp … làm văng bắn ra các giọt nhỏ, có kích thước dưới 5 micron mét. Giọt này có thể lơ lửng trong không khí, nên được gọi là “Lây truyền qua không khí”. Trong trường hợp này thì mới cần các dụng cụ bảo vệ hô hấp đặc biệt, như khẩu trang có độ lọc cao. Cơ chế phát tán và phương thức lây truyền của vi rút là cơ sở khoa học để phòng ngừa chứ không phải tin đồn.

Phòng ngừa viêm đường hô hấp cấp do 2019-nCOV dựa trên cơ sở khoa học, không phải theo tin đồnPGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế tặng hoa chúc mừng người bệnh bị dương tính với nCoV điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy đã khỏi và ra viện ngày 4/2

Phòng ngừa 2019-nCoV như thế nào cho đúng

Trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm cộng đồng:  Phòng bệnh không phải chỉ phòng người khác lây cho mình. Điều này không đúng và không hiệu quả. Phải luôn biết rằng phòng bệnh là việc hai chiều, từ bản thân phát tán ra cộng đồng và người khác lây truyền cho mình. Vì vậy những người trong vòng 14 ngày qua có đến, ở trong vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với người bệnh, người có thể,  người nghi ngở mắc bệnh cần có trách nhiệm thông báo với chính quyền và cơ quan y tế. Đồng thời có ý thức tự cách ly, theo dõi trong vòng 14 ngày. Khi có các dấu hiệu như sốt, ho, hắt hơi, khó thở… cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ. Mọi người có trách nhiệm phát hiện, chia sẻ, động viên người có phơi nhiễm cách ly và khai báo. Trong thời gian đang có dịch không nên đến vùng có dịch (trừ yêu cầu đặc biệt).

Xây dựng lối sống, sinh hoạt hướng đến văn minh: Các hành động như khạc nhổ, thải bỏ chất bài tiết bừa bãi hay xả rác (trong đó có cả khẩu trang đã sử dụng) không đúng nơi quy định… làm tăng nguy cơ phát tán mầm bệnh, cần phải được chấn chỉnh. Mọi cá nhân có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh không chỉ ở nhà mà cả ở nơi công cộng và phương tiện công cộng.

Vệ sinh tay: Vệ sinh tay đúng bằng nước và xà phòng hoặc cồn có hóa chất sát khuẩn trước khi đưa tay lên miệng, dụi mắt hoặc bắt tay; sau khi tiếp xúc, đụng chạm với các bề mặt, sau khi tiếp xúc với các dịch bài tiết.

Vệ sinh hô hấp: sử dụng khăn giấy che mũi, miệng khi ho, hắt hơi  rồi bỏ vào thùng rác và rửa tay. Hoặc dùng mặt trong cánh tay để che miệng khi ho, hắt hơi và rửa tay.

Sử dụng khẩu trang y tế: sử dụng khẩu trang y tế khi bản thân có triệu chứng của viêm đường hô hấp; khi tiếp xúc gần trong vòng 2m với người bệnh/người có thể/ người nghi ngờ viêm đường hô hấp cấp; ở nơi đông người mà không rõ trong đó có người có triệu trứng viêm đường hô hấp mà lại không đeo khẩu trang (trong một nhóm mà đã biết chắc không có ai có triệu chứng viêm đường hô hấp hoặc có người có ho, hắt hơi nhưng đã mang khẩu trang đúng thì những người còn lại cũng không cần mang khẩu trang). Mang khẩu trang phải che kín, khít mũi và miệng. Khi tháo bỏ khẩu trang, không được chạm tay vào hai mặt của khẩu trang, cầm vào hai dây đeo và bỏ vào thùng rác.  Khẩu trang chỉ sử dụng một lần, không sử dụng lại.

Tiêm chủng đúng, đủ theo lich, đảm bảo đủ dinh dưỡng, uống đủ nước và thường xuyên rèn luyện thể lực: Các đối tượng  trong diện khuyến cáo cần tiêm chủng vắc xin như trẻ nhỏ, người cao tuổi cần tuân thủ việc tiêm vắc xin đúng, đủ theo lịch. Ăn đúng, ăn đủ, ăn phù hợp dưỡng chất, uống đủ nước kèm theo thường xuyên rèn luyên và nâng cao thể lực là cách để có thể trạng khỏe mạnh, đủ sức đê kháng chống chọi với dịch bệnh.

Phòng bệnh dựa theo chứng cứ khoa học, trong đó  trách nhiệm của mỗi cá nhân đóng vai trò quan trọng, có như vậy mới huy động được sức mạnh tổng hợp đối phó với dịch bệnh, chứ không thể phòng bệnh theo tin đồn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: TẶNG KHẨU KHẨU TRANG Y TẾ MIỄN PHÍ - CHUNG TAY CÙNG CỘNG ĐỒNG PHÒNG DỊCH CORONA

TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Phòng ngừa và Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viện Nhi Trung ương - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm