Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phòng chống loãng xương

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Loãng xương ở người cao tuổi là một bệnh lý phổ biến, chỉ xếp sau các bệnh lý tim mạch. Hiện nay có khoảng 1/3 số phụ nữ và 1/8 số nam giới trên 50 tuổi có nguy cơ loãng xương.

Xương giúp nâng đỡ các cấu trúc cơ thể, khi xương bị suy yếu bạn cũng sẽ bị hạn chế vận động rất nhiều.

Loãng xương đồng nghĩa với xốp xương và giảm mật độ xương. Nếu xương bị loãng  sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy xương và chấn thương. Nguyên nhân gây loãng xương

Xương bình thường cần các khoáng chất canxi và phosphate để tạo thành. Nếu cơ thể không nhận đủ canxi từ chế độ ăn uống, việc hình thành các mô xương và xương có thể bị ảnh hưởng.

Xương là một cơ quan luôn trong trạng thái liên tục đổi mới, xương mới sẽ liên tục được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn, do đó khối lượng xương sẽ tăng lên. Hầu hết mọi người đạt được khối lượng xương cao nhất vào khoảng năm 20 tuổi. Khi lớn tuổi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn được tạo ra, từ đó gây nên bệnh loãng xương.

Các nguyên nhân chính của bệnh loãng xương bao gồm

  • Lối sống sinh hoạt không hợp lý, ít vận động
  • Thường xuyên mang vác các vật nặng, lao động vất vả
  • Có chế độ dinh dưỡng thiếu canxi
  • Giới tính: nữ giới có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới
  • Lượng canxi cho quá trình tạo xương lúc trẻ không được bổ sung đầy đủ, dẫn đến việc khi về già, cùng với sự lão hóa, quá trình tạo xương giảm xuống và quá trình hủy xương diễn ra nhanh, mạnh khiến cho mật độ xương giảm sút, làm cho xương giòn và yếu, giảm sức chịu lực và dễ gãy hơn.

Triệu chứng bệnh loãng xương

Tình trạng mất xương (hay còn gọi là giảm mật độ xương) do bệnh loãng xương thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi xương trở nên yếu đi, dễ gãy khi gặp những sang chấn nhỏ ví dụ như trẹo chân, va đập hoặc té ngã.

Một số triệu chứng bao gồm:

  • Giảm mật độ xương khiến xương ở cột sống gây cơn đau lưng cấp, giảm chiều cao, dáng đi khom và gù lưng.
  • Đau nhức đầu xương, mỏi dọc các xương dài
  •  Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối. Đau tăng khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và giảm khi nằm nghỉ.
  • Đối với những người ở lứa tuổi trung niên, loãng xương thường đi kèm với các dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch, thoái hoá khớp, cao huyết áp,…

Có những biện đơn giản bạn có thể thực hiện hàng ngày để giúp xương chắc khỏe và dự phòng loãng xương.

Luyện tập

Luyện tập không chỉ giúp đốt mỡ tăng khối lượng cơ  mà còn giúp xương khỏe hơn. Các bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể có thể mang đến hiệu quả. Chúng tập cho cơ thể cách chống lại trọng lực kích thích tạo xương mới. Các bài tập aerobic, leo cầu thang, chạy bộ là những ví dụ về bài tập sử dụng trọng lượng cơ thể.

Các bài tập sức mạnh cũng giúp dự phòng loãng xương. Trong các bài tập này, cơ bắp co kéo xương mạnh mẽ, điều này kích thích xương phát triển mạnh mẽ. Một số bài tập phổ biến như squat, push up, burpee

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi và vitamin D

Vitamin D giúp hấp thu canxi trong cơ thể. Xương cùa chúng ta được tạo nên chủ yếu từ canxi. Khi cơ thể thiếu canxi cho các chức năng khác, cơ thể sẽ huy động canxi từ xương để bù đắp.

Tăng cường ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng để bổ sung vitamin D tự nhiên. Ăn cá, pho mát và trứng cũng là một cách hiệu quả bổ sung vitamin D. Các bác sĩ cũng có thể bổ sung vitamin D liều cao hoặc liều hằng ngày tùy vào tình trạng dinh dưỡng của bạn.

Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa, thực vật màu xanh đậm, đậu đỗ…

Bỏ thuốc lá và đồ uống có ga

Hút thuốc làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của hormone estrogen làm tăng gấp đôi nguy cơ mất xương và gãy xương. Các đồ uống có ga làm gây mất cân bằng nồng độ phốt pho ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thu canxi của cơ thể.

Kiểm tra mật độ xương thường xuyên

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương hoặc bạn cảm thấy xương trở nên yếu hơn, bạn nên kiểm tra mật độ xương. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, việc phát hiện sớm các bất thường sẽ giúp điều trị hiệu quả và giảm chi phí cũng như các biến chứng nặng nề sau này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các yếu tố nguy cơ gây loãng xương

BS. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo The Healthsite
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm