Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phản ứng “cánh tay COVID” là gì?

Đau và sưng tấy tại chỗ tiêm là những phản ứng phổ biến thường gặp đối với vaccine COVID-19 mRNA của Moderna và Pfizer-BioNTech. Đôi khi, một số các triệu chứng ít gặp hơn khác cũng xuất hiện sau tiêm vaccine như phát ban, ngứa... Các phản ứng này được gọi là phản ứng sau tiêm vaccine COVID tại cánh tay, hay gọi tắt là “Cánh tay COVID”. Vậy cụ thể thì “Cánh tay COVID” là gì? Bài viết dưới đây đề cập đến phản ứng sau tiêm “Cánh tay COVID” đối với vaccine COVID-19 của hãng Mordena.

Triệu chứng sau tiêm

Phản ứng sau tiêm vaccine COVID tại cánh tay – hay “Cánh tay COVID” là một phản ứng của hệ thống miễn dịch mà một số người gặp phải sau khi tiêm vaccine Moderna. Theo báo cáo giám sát sau tiêm vaccine COVID-19 năm 2021, vaccine COVID-19 của hãng Pfizer-BioNTech cũng có thể gây ra phản ứng sau tiêm này, nhưng dường như tỉ lệ xảy ra ít hơn. Đối với Vaccine Janssen của Johnson&Johnson, chưa phát hiện thấy phản ứng sau tiêm này.

Cánh tay COVID là một phản ứng da quá mẫn cảm tốc độ chậm - xảy ra trên hoặc xung quanh vết tiêm vaccine Moderna xuất hiện vài ngày đến 1 tuần hoặc lâu hơn sau khi tiêm mũi thứ nhất hoặc mũi thứ hai. Theo nghiên cứu trên những người gặp phải tình trạng này cho thấy, các triệu chứng Cánh tay COVID thông thường nhất là xuất hiện sau 7 ngày sau mũi tiêm đầu tiên – và sau 2 ngày sau mũi tiêm thứ hai.

Các triệu chứng của Cánh tay COVID bao gồm:

  • Ngứa, có thể ngứa dữ dội
  • Phát ban đỏ/hoặc đổi màu vùng da quanh chỗ tiêm (có thể từng mảng với kích thước khác nhau)
  • Trong một số trường hợp, phát ban có thể lan tới bàn tay hoặc ngón tay
  • Sưng tấy
  • Đau
  • Da vùng tiêm cảm thấy nóng ấm khi chạm vào
  • Xuất hiện các cục u cứng dưới da tại vị trí tiêm

Nếu bạn đã từng nghe nói về Cánh tay COVID, bạn có thể lo lắng rằng bản thân sẽ gặp phải các phản ứng này. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng Cánh tay COVID tương đối hiếm gặp và không nguy hiểm. Hàng triệu người trên khắp thế giới vẫn đang tiêm vaccine hàng ngày và vì vậy, những phản ứng và tác dụng phụ của vaccine dù là nhỏ nhất cũng sẽ được lưu ý cẩn thận.

Vậy tại sao điều này lại xảy ra?

Cánh tay COVID được cho là một phản ứng quá mức của hệ thống miễn dịch, thể hiện rằng các tế bào miễn dịch của cơ thể đang phản ứng với các tế bào cơ nơi đã hấp thụ vaccine mRNA. Vaccine COVID-19 mRNA giúp cơ thể tạo ra proteinS của virus SARS-CoV-2, và trong một số trường hợp lại khiến hệ thống miễn dịch xác định đó là một tình trạng nhiễm trùng cần được loại bỏ, dẫn đến phản ứng miễn dịch quá mức, gây nên các dấu hiệu của Cánh tay COVID.

Hiện tại, vaccine COVID-19 mRNA vẫn là rất mới, cho nên chúng ta vẫn không biết rõ ràng về cơ chế chính xác gây ra các triệu chứng của Cánh tay COVID. Các nhà khoa học trên toàn thế giới vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về dấu hiệu này.

Tình trạng này kéo dài bao lâu?

Các triệu chứng của Cánh tay COVID thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày. Tình trạng này sẽ không tiến triển nặng nề đến mức đe dọa tính mạng hoặc phản ứng dị ứng nghiêm trọng nào, và nó cũng không liên quan đến phản vệ sau tiêm.

Thông thường, các triệu chứng sẽ tự biến mất sau 1 thời gian. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng xảy ra nghiêm trọng/hoặc nếu cảm thấy rất khó chịu hay lo lắng về các triệu chứng của bản thân, hãy thông báo với các chuyên gia y tế, tiêm chủng. Tình trạng này có thể được điều trị bằng các loại thuốc kháng viêm chẳng hạn như prednisone, tuy nhiên cần phải được khám và chỉ định của các chuyên gia y tế.

Có thể tự điều trị tình trạng này hay không?

Có hai điều bạn cần hiểu rõ, bao gồm:

  • Điều trị Cánh tay COVID sẽ không làm giảm phản ứng của hệ thống miễn dịch với vaccine bạn đã tiêm.
  • Tình trạng Cánh tay COVID sau mũi tiêm thứ nhất không phải là lý do để trì hoãn hay chống chỉ định tiêm mũi thứ hai (đối với các loại vaccine COVID-19 cần 2 mũi tiêm) là điều cần thiết để có được hiệu quả miễn dịch tốt nhất.

Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng Cánh tay COVID có thể gây khó chịu và phiền toái cho người gặp phải. Do vậy, một số phương pháp điều trị tại nhà giúp giảm đau, sưng và ngứa có thể tự thực hiện bao gồm:

  • Chườm mát
  • Dùng steroid tại chỗ
  • Dùng các thuốc giảm đau tại chỗ
  • Dùng thuốc kháng histamine dạng uống
  • Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) 

Tình trạng Cánh tay COVID gây phiền toái cho người gặp phải, và thường chúng sẽ biến mất trong vòng vài ngày. Nếu so sánh với việc mắc COVID-19 có thể đe dọa tính mạng, rõ ràng tiêm vaccine là điều hoàn toàn cần thiết và là biện pháp ưu tiên hàng đầu để mang lại khả năng bảo vệ cao. Lợi ích bảo vệ của tiêm vaccine COVID-19 vượt xa những rủi ro liên quan đến vaccine, bao gồm cả tình trạng Cánh tay COVID. Nếu có những mối lo lắng khác, hãy tham khảo ý kiến từ các chuyên gia y tế để tìm hiểu thêm về vaccine COVID-19 và những vấn đề xung quanh nó.

Tóm tắt các điểm cần nhớ

Cánh tay COVID là một phản ứng quá mẫn chậm – xảy ra sau tiêm vaccine mRNA của hãng Moderna. Tình trạng này thường xuất hiện khoảng 1 tuần sau khi tiêm chủng, với các triệu chứng chính bao gồm ngứa, đau và sung, đỏ vùng vết tiêm.

Cánh tay COVID là một trường hợp tương đối hiếm xảy ra, không nên nhầm lẫn với các phản ứng khởi phát sớm ở cánh tay do nhiều loại vaccine khác gây ra. Tình trạng này có thể tự biến mất trong vòng vài ngày, tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc trao đổi với bác sỹ và nhân viên y tế tiêm chủng để tìm hiểu thêm về các lợi ích và tác dụng phụ của vaccine COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại: So sánh vaccine COVID-19: tiến độ, chủng loại, giá thành và tính hiệu quả (phần 1)

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt và Bs. Lê Minh Khánh – Viện Y học ứng dụng việt Nam – Theo Healthline. -
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm