Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Ốm nghén có thể ập đến ngay một thời gian ngắn sau khi bạn biết mình có thai. Thời gian ốm nghén có thể là một trải nghiệm tồi tệ với nhiều người phụ nữ. Nhưng tin tốt lành là chúng sẽ sớm kết thúc.

Tôi sẽ bị ốm nghén vào những tuần nào của thai kỳ?

Ốm nghén thường kéo dài từ tuần 6 - tuần 12, với đỉnh điểm dữ dội nhất là từ tuần 8 - tuần 10. Theo một nghiên cứu, một nửa số phụ nữ vẫn cảm thấy buồn nôn ở tuần thứ 14, hoặc ngay khi họ bước vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nghiên cứu tương tự này cho thấy 90% phụ nữ đã hết ốm nghén sau 22 tuần. Mặc dù ốm nghén mang lại những trải nghiệm vô cùng tồi tệ, nhưng thực tế điều đó có nghĩa là các hormone đang phát huy tác dụng và em bé đang phát triển khỏe mạnh. Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2016 cho thấy những phụ nữ bị ốm nghén có nguy cơ sảy thai thấp hơn 50%.

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Ốm nghén kéo dài bao lâu?

Nếu bạn đang ở trong tình trạng này, có lẽ bạn đã biết rằng ốm nghén chắc chắn không chỉ xảy ra vào buổi sáng. Có người bị nghén cả ngày, có người lại vật vã vào buổi chiều hoặc buổi tối. Thuật ngữ “morning sickness” (từ tiếng Anh chỉ ốm nghén) xuất phát từ việc bạn có thể buồn nôn hơn bình thường sau 1 đêm không ăn gì. Nhưng theo nghiên cứu từ năm 2000, chỉ có 1,8% phụ nữ mang thai bị ốm vào buổi sáng.

Nếu bạn thấy mình nằm trong nhóm không may bị buồn nôn cả ngày thì bạn không đơn độc, có nhiều người có cùng tình trạng này với bạn. Tin vui là các triệu chứng sẽ giảm dần khi kết thúc 3 tháng đầu mang thai.

Nếu ốm nghén không chấm dứt?

Nếu bạn bị ốm nghén quá lâu hơn 14 tuần, hoặc nếu bạn bị nôn mửa dữ dội, hãy liên hệ với bác sĩ. Một tình trạng gọi là chứng nôn nghén nặng xảy ra ở 0,5 - 2% số ca mang thai. Nôn mửa nghiêm trọng và dai dẳng có thể dẫn đến nhập viện vì mất nước. Những thai phụ gặp phải tình trạng này có thể giảm hơn 5% trọng lượng cơ thể và phải nằm viện. Hầu hết các trường hợp hiếm gặp này sẽ khỏi trước mốc 20 tuần, nhưng 22% trong số đó tồn tại cho đến cuối thai kỳ.

Nếu bạn đã từng mắc tình trạng này một lần thì bạn cũng có nguy cơ mắc cao hơn trong những lần mang thai sau. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • Tiền sử gia đình mắc nôn nghén nặng
  • Mang thai ở độ tuổi trẻ
  • Mang thai lần đầu tiên
  • Mang song sinh hoặc sinh ba, sinh bốn…
  • Có trọng lượng cơ thể cao hoặc béo phì

Đọc thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn kim chi không?

Nguyên nhân gây ra ốm nghén?

Mặc dù nguyên nhân chưa hoàn toàn rõ ràng, nhưng các chuyên gia y tế tin rằng ốm nghén là do tác dụng phụ của gonadotropin màng đệm ở người (hCG), thường được gọi là “hormone thai kỳ”. Hormone này tăng mạnh trong 3 tháng đầu mang thai, được cho là gây buồn nôn và ói mửa.

Lý thuyết này được ủng hộ thêm bởi ý kiến cho rằng những người sinh đôi hoặc đa thai… thường bị ốm nghén nặng hơn. Cũng có thể ốm nghén (và chán ăn) là cách cơ thể chúng ta bảo vệ em bé khỏi vi khuẩn có hại trong thực phẩm.

Ai có nguy cơ bị ốm nghén nặng hơn?

Một số phụ nữ sẽ ít hoặc không bị ốm nghén, trong khi những phụ nữ khác có nguy cơ bị ốm nghén nghiêm trọng hơn. Những người mang thai đôi hoặc đa thai có thể có các triệu chứng mạnh hơn vì nồng độ hormone của họ cao hơn so với khi mang thai một con.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Tiền sử đau nửa đầu hoặc say tàu xe
  • Lần mang thai trước bị ốm nghén nặng
  • Đang mang thai con gái

Làm thế nào để đối phó với chứng ốm nghén?

Trớ trêu thay, ăn uống lại là một trong những cách được khuyên tốt nhất để giúp giảm chứng ốm nghén, bất kể bạn trải qua nó vào thời điểm nào trong ngày. Bụng trống rỗng khiến tình trạng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn và ngay cả khi bạn không muốn ăn, các bữa ăn nhỏ và đồ ăn nhẹ có thể làm giảm cảm giác buồn nôn.

Một số người thấy hữu ích khi ăn những thức ăn nhạt như bánh mì nướng và bánh quy giòn. Nhấm nháp trà, nước trái cây, nước lọng và bất cứ thứ gì giúp bạn tránh mất nước. Đừng ăn ngay trước khi đi ngủ mà hãy để sẵn một ít đồ ăn nhẹ cạnh giường để ăn ngay khi thức dậy. Không để bụng đói là cách làm tốt nhất để giảm ốm nghén. 

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn cảm thấy buồn nôn và nôn mửa nghiêm trọng, hãy liên hệ với bác sĩ. Nếu bạn bị nôn nhiều lần trong ngày, hãy yêu cầu các loại thuốc và giải pháp chống buồn nôn. Một số các triệu chứng cảm cúm thường bị hiểu nhầm là ốm nghén. Hãy đi khám ngay nếu bạn:

  • Giảm nhiều hơn 1kg
  • Bị ốm nghén vào tháng thứ 4 của thai kỳ
  • Dịch nôn mửa có màu nâu hoặc có máu
  • Cơ thể không sản xuất nước tiểu

Tổng kết, tình trạng ốm nghén có thể cực kì khó chịu nhưng sẽ nhanh chóng biến mất khi sang đến tháng thai kỳ thứ 4. Hãy kiên trì bạn nhé!

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT và cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ và bé bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

Hoàng Hà Linh - Viện Y học Ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
Xem thêm