Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 biện pháp khắc phục chứng ốm nghén

Bài viết này thảo luận về các biện pháp chữa ốm nghén, bao gồm sử dụng thuốc, thực phẩm bổ sung và thay đổi lối sống.

Ốm nghén với các dấu hiệu buồn nôn và nôn thường đi kèm với thai nghén thời kỳ đầu. Người ta ước tính rằng có tới 70% - 80% phụ nữ mang thai bị buồn nôn và nôn. Tình trạng này thường bắt đầu vào khoảng 4 - 6 tuần sau khi thụ thai và thường tự khỏi sau 20 tuần.

Nguyên nhân của chứng ốm nghén có liên quan đến những thay đổi về thể chất khi mang thai, bao gồm thay đổi nồng độ hormone, khứu giác tăng lên và trào ngược dạ dày. Ốm nghén có thể ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục có sẵn để giảm bớt các triệu chứng của bạn.

Biện pháp về lối sống

Những thay đổi nhỏ trong lối sống của bạn có thể cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn khi mang thai. Các biện pháp đã được chứng minh để cải thiện tình trạng ốm nghén bao gồm:

  • Tránh làm việc quá sức
  • Tránh khói và những thứ nặng mùi
  • Thực hành các kỹ năng quản lý căng thẳng
  • Tập trung vào việc ngủ nhiều hơn nếu có thể

Đọc thêm bài viết: Phụ nữ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?

Biện pháp ăn kiêng

Nhiều người bị ốm nghén phải vật lộn để ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh. May thay, có những thay đổi về chế độ ăn uống để làm giảm triệu chứng của bạn:

  • Ăn cacbohydrate với các loại protein đã kết hợp với nhau. Hãy thử bơ hạt với bánh quy giòn hoặc sữa chua với trái cây tươi
  • Cố gắng ăn bánh quy giòn hoặc bánh mì nướng khô trước khi thức dậy vào buổi sáng
  • Chuẩn bị sẵn đồ ăn vặt vì cơn đói là nguyên nhân gây ốm nghén

Để giảm ốm nghén, hãy tránh những điều sau:

  • Thực phẩm có nhiều chất béo hoặc muối
  • Các bữa ăn lớn
  • Uống nhiều đồ uống trong bữa ăn

Hoạt động thể chất

Duy trì hoạt động thể chất là điều quan trọng trong thời kỳ mang thai. Tập thể dục có thể làm giảm cảm giác buồn nôn và một số triệu chứng khác khi mang thai như táo bón và đau nhức. Bạn nên tập trung vào các hoạt động nhẹ nhàng và không nên gắng sức. Đồng thời, tránh tập vào thời điểm mà cảm giác buồn nôn và nôn nặng nhất. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bắt đầu tập.

Thuốc

Thuốc làm giảm buồn nôn và nôn trong khi mang thai phải có sẵn. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn sử dụng một loại thuốc mới. Vitamin B6 với liều lượng là 100 miligam hoặc ít hơn mỗi ngày được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng này vào buổi sáng. Ngoài vitamin B6, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã phê duyệt Declegis (doxylamine succinate và pyridoxine hydrochloride) để điều trị ốm nghén. Những người bị ốm nghén nặng có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch để điều trị tình trạng mất nước.

Vitamin trước khi sinh

Vitamin trước khi sinh là những viên thuốc lớn có thể khó uống khi buồn nôn. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng đối với sức khỏe của bạn và bé. Bắt đầu bổ sung vitamin trước khi mang thai cũng có thể giúp ngăn ngừa và giảm các triệu chứng trong thai kỳ.

Để giảm nguy cơ nôn mửa khi dùng vitamin trước khi sinh, hãy thử thay đổi cách dùng:

  • Hãy thử uống vitamin dành cho bà bầu vào ban đêm nếu nó gây khó chịu cho dạ dày vào ban ngày
  • Nếu viên vitamin của bạn có thể chia đôi, hãy thử uống một nửa vào buổi sáng và một nửa vào buổi tối
  • Hãy thử các thuốc từ các nhãn hiệu khác nhau để xem loại nào tốt hơn cho dạ dày của bạn

Đọc thêm bài viết: Bà bầu có nên ăn kim chi không?

Châm cứu/bấm huyệt

Châm cứu và bấm huyệt là phương pháp điều trị được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc. Châm cứu liên quan đến việc đặt kim mỏng vào da tại các điểm cụ thể trên cơ thể. Nó có thể điều trị buồn nôn và kiểm soát ốm nghén. Bấm huyệt sử dụng dây đeo cổ tay để tạo áp lực lên các vùng cụ thể trên cổ tay của bạn. Chúng thường được sử dụng để điều trị chứng say tàu xe và cũng có thể hữu ích cho chứng ốm nghén.

Thảo dược

Thảo dược như gừng được chứng minh là có tác dụng làm giảm buồn nôn và an toàn khi sử dụng trong thời kỳ mang thai. Có thể sử dụng gừng dưới dạng trà, thực phẩm chức năng, kẹo và rượu gừng.

Cung cấp nước

Giữ nước là một cách quan trọng để ngăn ngừa mất nước và giảm nguy cơ ốm nghén. Mất nước có thể là nguyên nhân gây buồn nôn. Khi mang thai, cơ thể bạn cần 8 - 12 cốc nước/ngày. Nếu việc uống nước trở nên khó khăn khi bạn đã buồn nôn, hãy thử mang theo một chai nước bên mình để uống từng ngụm nhỏ trong suốt cả ngày, vì uống một lượng lớn nước trong một lần có thể gây khó chịu cho dạ dày của bạn.

Nếu bạn mang thai, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức dinh dưỡng khoa học và phù hợp với thể trạng để giúp mẹ khỏe, bé phát triển tốt suốt 9 tháng thai kỳ. Nếu muốn được tư vấn thực hiện xét nghiệm NIPT và cung cấp chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho cả mẹ và bé bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm, hãy tới Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam. Liên hệ đặt lịch TẠI ĐÂY hoặc tại Hotline: 0935183939 hoặc 02436335678

BS Hồ Mai Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell Health
Bình luận
Tin mới
  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

  • 28/04/2024

    Chế độ ăn giúp trẻ bị rôm sảy mau khỏi

    Trẻ bị rôm sảy cần được chăm sóc, điều trị đúng cách. Bên cạnh các biện pháp vệ sinh da thì chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất, bổ sung vitamin và khoáng chất sẽ tăng sức đề kháng cho trẻ, phòng ngừa biến chứng và giúp bệnh nhanh khỏi.

  • 28/04/2024

    Cách đối phó với làn da bong tróc do vẩy nến

    Bệnh vẩy nến là một bệnh về da gây phát ban ngứa, có vảy. Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là da bị bong tróc. Vậy làm thế nào để đối phó với tình trạng này, hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Xem thêm