Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kiểm soát bệnh đái tháo đường - Nâng cao chất lượng cuộc sống

Đái tháo đường là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu chúng ta không kiểm soát tốt đường huyết.

Bệnh đái tháo đường hay còn gọi là bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo thống kê của liên đoàn đái tháo đường quốc tế, bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra tử vong của 4.6 triệu người mỗi năm. Như vậy cứ trung bình 7 giây lại có 1 người chết vì bệnh đái tháo đường.

Nguyên nhân của đái tháo đường và hệ lụy

Có rất nhiều nguyên nhân cho căn bệnh đái tháo đường như: béo phì, di truyền, chế độ ăn uống không điều độ, căng thẳng quá mức... Trong đó, hiện nay, chế độ ăn uống và béo phì là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên căn bệnh đái tháo đường.

Đái tháo đường là nguyên nhân của nhiều căn bệnh khác như: suy giảm hệ miễn dịch, các vấn đề về gan, thận...

Ảnh 1: Đái tháo đường nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe

Bệnh nhân mắc chứng đái tháo đường có lượng đường huyết không ổn định, thường xuyên trăn trở vì cảm giác đói, nhất là trong đêm. Bệnh nhân vì thế vừa khó tuân thủ chế độ dinh dưỡng kiêng khem, vừa trong tâm trạng bất an khiến trầm uất, mất ngủ, nặng hơn, có thể dẫn tới đột quỵ. Tâm trạng người bệnh trầm uất là nguyên nhân chính gây nên nhiều căn bệnh khác cũng như làm giảm hiệu quả quá trình điều trị đái tháo đường.

Hầu hết các phương pháp điều trị căn bệnh đái tháo đường hiện nay đều hướng tới mục đích làm giảm lượng đường huyết mà chưa chú trọng tới tinh thần, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đó cũng chính là lí do đái tháo đường ngày càng trở thành nỗi lo, là gánh nặng cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội.

Chữa trị và phòng ngừa đái tháo đường

Để phòng ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, cần phải hiểu đúng về căn bệnh này. Đái tháo đường không chỉ là hiện tượng thiếu insulin trong máu mà còn có thể do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể. Vì thế, để chữa trị bệnh đái tháo đường, bệnh nhân không phải chỉ quan tâm giảm lượng đường trong máu hay bổ sung insulin cho cơ thể. Phương pháp tối ưu mà bệnh nhân cần hướng tới là kiểm soát lượng insulin cũng như kiểm soát lượng đường trong máu tốt.

Trong quá trình điều trị căn bệnh đái tháo đường, tâm lí của người bệnh chính là tiêu chí cho thấy liệu pháp chữa trị có hiệu quả hay không. Song song với việc sử dụng thuốc trị liệu đái tháo đường, bác sĩ và gia đình người bệnh nên quan tâm tới vấn đề bổ sung khoáng tố vi lượng, nâng cao chất lượng giấc ngủ cho người bệnh. Một giấc ngủ ngon, một tinh thần tốt luôn là sự khởi đầu cho cuộc sống khỏe mạnh.

Các cách kiểm soát lượng đường trong máu:

Thứ nhất là tập thể dục đều đặn.

Thứ hai là kiểm soát chế độ ăn uống. Tăng cường ăn uống những thực phẩm giàu chất xơ, chống oxi hóa như: súp lơ xanh, mướp đắng, rau diếp, đậu nành, cà chua...

Thường xuyên tập thể dục là cách kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả

Thứ ba là giảm căng thẳng mệt mỏi. Căng thẳng, mệt mỏi cũng là nguyên nhân chính gây ra bệnh đái tháo đường, vì thế, để kiểm soát được lượng đường trong cơ thể, bạn cần phải kiểm soát được suy nghĩ cũng như tâm trạng của bản thân mình.

Theo Dân Trí
Bình luận
Tin mới
Xem thêm