Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ họng giúp sản sinh ra hormon tuyến giáp và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hòa quá trình sinh trưởng và chuyển hóa. Những hormon này có ảnh hưởng đến rất nhiều cơ quan trong cơ thể, do đó chúng cũng có thể tác động đến thân nhiệt, cân nặng, sức khỏe tim mạch và khả năng sinh sản. Tình trạng suy giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất không đủ hormon giáp.
Nếu nồng độ hormon quá thấp, bạn sẽ trải qua một số triệu chứng như mệt mỏi, các vấn đề về tiêu hóa, tăng nhạy cảm với thời tiết lạnh và rối loạn kinh nguyệt. Mặc dù chưa có biện pháp điều trị khỏi căn bệnh này nhưng suy giáp có thể kiểm soát được bằng thuốc. Nếu không được điều trị, suy giáp có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như các bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh và vô sinh.
Các vấn đề về tim mạch
Nồng độ hormon tuyến giáp có thể có tác động vô cùng to lớn đối với sức khỏe tim mạch của bạn. Mạch đập yếu là một trong những triệu chứng khá điển hình của suy giáp. Một triệu chứng khác đó là tình trạng loạn nhịp tim. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Circulation đã chứng minh bệnh suy giáp có thể làm giảm thể tích bơm máu của tim trong mỗi nhịp từ 30-50%. Nồng độ hormon triiodothyronine (T3) quá thấp cũng có liên quan đến chứng suy tim. May mắn là hầu hết các biến chứng trên tim mạch liên quan đến bệnh suy giáp đều có thể điều trị được bằng thuốc.
Các biến chứng trên thận
Chứng suy giáp thường làm giảm khả năng bài tiết nước của thận. Hậu quả là nồng độ natri trong máu thường hạ thấp dưới mức bình thường, hay nồng độ creatinin huyết tương thường trở nên cao quá ngưỡng. Liệu pháp thay thế hormon tuyến giáp có thể giúp giải quyết những biến chứng này. Tuy nhiên, nếu tình trạng suy giảm hormon kéo dài, quá trình hồi phục do những biến chứng trên thận có thể tốn nhiều thời gian hơn bình thường.
Tổn thương thần kinh
Bệnh suy giáp có thể gây ra các triệu chứng như yếu cơ hay tổn thương thần kinh. Những bệnh nhân suy giáp không được điều trị cũng dễ bị tiến triển thành hội chứng ống cổ tay.
Vô sinh
Suy giáp làm giảm khả năng thụ thai ở cả nam giới và nữ giới. Hormon tuyến giáp cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa của hormon sinh dục, kiểm soát sự sản sinh của cả tinh trùng và trứng. Đối với nam giới, nồng độ hormon tuyến giáp quá thấp gây rối loạn chức năng cương dương, khiến cho tinh trùng có hình thái bất thường, làm giảm ham muốn và gây tình trạng bất lực. Nam giới mắc chứng suy giáp nguyên phát, do tiết quá ít hormon gây kích thích tuyến giáp là TSH từ tuyến yên, thường có hàm lượng testosterone thấp.
Một số nghiên cứu cũng chứng minh rằng tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở những phụ nữ suy giáp cao hơn gấp 3 lần so với những phụ nữ bình thường. Ra ít máu trong chu kỳ và rối loạn kinh nguyệt là những triệu chứng phổ biến nhất. Phụ nữ mắc chứng rối loạn tuyến giáp do bệnh tự miễn cũng dễ có nguy cơ bị vô sinh.
Các biến chứng trong thai kỳ
Theo một số nghiên cứu, sự thiếu hụt hormon tuyến giáp trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ bị sảy thai và một số biến chứng khác như tiền sản giật hoặc sinh non. Một nghiên cứu so sánh gần đây của việc điều trị suy giáp trong thai kỳ đã chỉ ra rằng một số loại thuốc có thể giúp giảm thiểu những nguy cơ này. Hãy trao đổi với bác sỹ nếu bạn đang mắc bệnh suy giáp nhưng đang mang thai hoặc có ý định mang thai. Có biện pháp phòng ngừa và can thiệp điều trị sớm có thể giúp phòng tránh những biến chứng nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Ở nhóm tuổi này, bên cạnh các bữa ăn chính, sữa vẫn được khuyến nghị là thực phẩm bổ sung rất tốt cho trẻ. Tuy nhiên, giữa hàng ngàn thương hiệu sữa trên thị trường, làm sao để cha mẹ chọn được loại sữa công thức phù hợp nhất cho bé yêu của mình? Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số mẹo hữu ích giúp Bạn chọn được loại sữa phù hợp nhất với thể trạng của con.
Giai đoạn từ 7 đến 24 tháng tuổi đánh dấu thời kỳ chuyển tiếp quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của trẻ nhỏ, khi trẻ bắt đầu được ăn dặm, thực phẩm bổ sung bên cạnh sữa mẹ hoặc sữa công thức. Giai đoạn này một số bệnh như rối loạn tiêu hóa, viêm hô hấp bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, ảnh hưởng đến tốc độ phát triển cân nặng, chiều cao của trẻ.
Những ngày gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố đường dây sản xuất, tiêu thụ 573 loại sữa bột giả. Đây là những loại sữa bột không được kiểm định hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất đã bán ra thị trường toàn quốc. Nguy hiểm hơn, các loại sữa giả này được nhà sản xuất quảng cáo chủ yếu dành cho người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, những người phụ thuộc rất lớn vào nguồn dinh dưỡng từ sữa. Tuy nhiên, trên thực tế, các sản phẩm này cùng chung một nguyên liệu, công thức, quy trình sản xuất, chỉ bổ sung hoặc thay thế một số nguyên liệu chính, thêm hương liệu, phụ gia nhằm lừa người tiêu dùng về công dụng của sản phẩm.
Sữa mẹ từ lâu đã được xem là nguồn dinh dưỡng tự nhiên hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ có các thành phần và hàm lượng rất phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nhiễm trùng và tăng cường hệ miễn dịch vốn còn non yếu. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau – từ vấn đề sức khỏe, điều kiện công việc đến lựa chọn cá nhân – không phải cha mẹ nào cũng có thể cho con bú mẹ hoàn toàn. Trong những trường hợp đó, sữa công thức là một giải pháp thay thế được lựa chọn hàng đầu.
Cơ quan điều tra cho rằng sữa bột giả do Công ty Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất, tiêu thụ đều không được kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng, không kiểm nghiệm dưỡng chất.
Mặc dù chế độ ăn uống không thể trực tiếp chữa khỏi liệt dây thần kinh số 6 nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ quá trình phục hồi và duy trì sức khỏe tổng thể.
Gần 600 loại sữa giả đã nhắm đến nhóm người tiêu dùng nhạy cảm: người bệnh, phụ nữ mang thai, trẻ sinh non và trẻ nhỏ. Nhiều người tỏ ra lo lắng vì ảnh hưởng sức khỏe sau khi sử dụng những sản phẩm này trong thời gian dài.
Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, lây lan qua muỗi đốt. Đây là một bệnh dịch nguy hiểm, đặc biệt phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Việt Nam.