Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những "vũ khí sinh học" cực kỳ nguy hiểm - Botulinum đứng thứ HAI!

Những “Vũ khí sinh học” như Anthrax, Botulism và Variola từng được nghiên cứu và chế tạo với mục đích quân sự, và trong một số trường hợp, chúng còn được triển khai để tàn phá trên diện rộng. Theo đánh giá, đây được coi là những vũ khí gây chết người nguy hiểm nhất.

  1. Bacillus Anthracis (Anthrax) – Vi khuẩn than

Được đánh giá là nguy hiểm và đáng sợ nhất, vi khuẩn than đã được sử dụng như một vũ khí sinh học khoảng một thế kỷ bằng cách trộn với bột, khí dạng xịt, thức ăn và nước. Bào tử của vi khuẩn vô hình, không mùi, không vị và khả năng lây nhiễm mạnh khiến vi khuẩn than trở thành một loại vũ khí sinh học rất linh hoạt. Trong lịch sử, đã có vụ việc sử dụng bào tử vi khuẩn than dạng bột tẩm vào trong phong bì thư và được gửi qua hệ thống bưu điện Hoa Kỳ năm 2001, gây ảnh hưởng tới 22 người và làm chết 5 người.

  1. Độc tố Botulinum

Độc tố Botulinum tương đối dễ sản xuất và có hiệu lực cũng như khả năng gây tử vong rất cao. Dạng độc tố này có thể được sử dụng theo nhiều hình thức, dưới dạng khí xịt hay trong thực phẩm, nước uống. Theo nghiên cứu, 1 GAM độc tố Botulinum có thể giết chết hơn 1 TRIỆU người nếu hít phải.

Ngộ độc Botulism là một loại ngộ độc được tạo ra bởi độc tố thần kinh do vi khuẩn Clostridium Botulinum tạo ra. Vi khuẩn được tìm thấy trong tự nhiên trong đất rừng, trầm tích ở đáy sông hồ, suối hay đường ruột của một số loài cá, động vật. Tất cả 4 dạng của ngộ độc Botulism (từ thức ăn, trẻ sơ sinh, từ vết thương hay từ hô hấp) đều gây nên tình trạng chung là khó thở, suy yếu cơ bắp, khó nói, khó nuốt, nhìn mờ, nặng hơn là suy hô hấp và tử vong.
  1. Variola (Smallpox) – bệnh đậu mùa

Virus Variola là loại virus gây nên bệnh đậu mùa – căn bệnh rất dễ lây lan và không có thuốc chữa trị, chỉ có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng. Bệnh đậu mùa được cho là đã được sử dụng dưới dạng vũ khí sinh học trong chiến tranh cách mạng tại Hoa Kỳ.

Mối đe dọa của bệnh đậu mùa đã giảm bớt kể từ khi WHO khởi động chương trình tiêm chủng vaccine chống lại bệnh đậu mùa hiệu quả trên toàn cầu vào năm 1967.
  1. Vi khuẩn Francisella tularensis – Bệnh sốt thỏ

Với khả năng lây nhiễm cực cao, dễ phát tán và khả năng tiến triển bệnh gây tử vong cao khiến vi khuẩn Francisella tularensis trở thành một vũ khí sinh học rất nguy hiểm. Những người bị bệnh này thường sẽ trải qua các triệu chứng bao gồm lở loét da, sốt, ho, nôn mửa và tiêu chảy. Trong lịch sử, loại vi khuẩn này từng được sử dụng làm vũ khí sinh học trong trận chiến tại Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Loại vi khuẩn này cũng được xếp loại A – tương tự như độc tố Botulinum, được coi là nguy hiểm đối với an ninh quốc gia.

  1. Virus Ebola

Đại dịch Ebola là một căn bệnh chết người do nhiễm một trong các dạng của virus Ebola. Virus Ebola được phát hiện lần đầu vào năm 1976 tại Congo và lây truyền từ động vật hoang dã sang người với tỉ lệ tử vong trung bình là 50%.

Virus Ebola được coi như một vũ khí sinh học gây đe dọa lớn tới mạng sống của con người vì tỉ lệ tử vong cao.
  1. Yersinia pestis – Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch gây ra bởi vi khuẩn Yersinia pestis – được CDC Hoa Kỳ phân loại A trong danh sách nguy hiểm. Vi khuẩn có thể được tạo ra trong phòng thí nghiệm với số lượng lớn phục vụ cho mục đích làm vũ khí sinh học. Bệnh dịch hạch thể phổi lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt, suy nhược và viêm phổi ở giai đoạn đầu, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến suy hô hấp, sốc và tử vong. Bệnh dịch hạch được sử dụng làm vũ khí sinh học từ thế kỷ 14, gây ra số lượng tử vong lớn trên toàn cầu.

  1. Marburg Virus – Sốt xuất huyết do virus Marburg

Sốt xuất huyết do virus Marburg gây ra bởi virus Marburg – thuộc họ filovirus trong đó có bao gồm cả virus Ebola. Virus Marburg cũng được xếp loại A trong danh sách các loại virus đặc biệt nguy hiểm, có thể phân lập và sản xuất như một vũ khí sinh học và được tìm thấy trong loài dơi ăn quả tại Châu Phi.

  1. Bunyavirus – hội chứng sốt giảm tiểu cầu

Virus Bunya thuộc họ Bunyaviridae, bao gồm 3 loại virus là Nairovirus, Phlebovirus và Hantavirus. Sốt xuất huyết do virus Hanta bùng phát trong lịch sử khiến ước tính khoảng 300 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng cụ thể về việc virus được sử dụng như một vũ khí sinh học.

Virus Bunya gây hội chứng nhiễm trùng ở người tương tự như hội chứng phổi Hanta (HPS), sốt Rift-Valley và sốt xuất huyết Crimean-Congo. Virus được truyền từ động vật sang người bởi các động vật chân đốt và các loài gặp nhấm. Trong nhóm 3 loại virus này, virus Hanta gây hội chứng phổi Hanta có khả năng gây tử vong đến 50%.
  1. Aflatoxin – độc tố vi nấm

Aflatoxin là một chất chuyển hóa có hại có liên quan đến cấu trúc do một số chủng nấm phát triển, có khả năng gây độc thần kinh và gây hại cho tế bào các cơ quan cơ thể. Aflatoxin sản sinh trong tự nhiên bởi một số loài nấm Aspergillus, là một loại nấm mốc, đáng chú ý nhất là Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Độc tố Aflatoxin được biết đến là một trong những tác nhân gây bệnh ung thư gan mạnh mẽ nhất, khi người bệnh hấp thụ Aflatoxin qua đường miệng sẽ khiến cơ thể chứa một tổng lượng 2,5mg Aflatoxin trong thời gian 90 ngày và có thể dẫn đến bệnh ung thư gan sau hơn 1 năm.

Tham khảo thêm thông tin tại: Hướng dẫn của WHO về ngộ độc Botulism
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm