Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những vấn đề sức khỏe do thiếu vitamin D - Phần 1

Chắc chắn rằng, bạn đã từng đọc những bài báo về việc thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề về sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên đọc thật kỹ những bài báo này, vì có thể, mối liên hệ giữa vitamin D và các loại bệnh tật không thực sự là mối quan hệ nhân – quả.

Có thể sẽ có những sự lý giải khác nhau về sự liên quan giữa vitamin D và một số loại bệnh tật. Có rất nhiều nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để có thể đưa ra kết luận rằng, liệu việc bổ sung vitamin D có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư hoặc các bệnh mãn tính khác không. 

Nói cách khác, bạn không nên hoảng loạn nếu phát hiện ra mình thiếu vitamin D. Bạn nên trao đổi với bác sỹ để đảm bảo rằng bạn đang bổ sung đủ các chất dinh dưỡng bạn cần. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe có liên quan đến tình trạng thiếu vitamin D.

Béo phì

Nam giới, nữ giới và trẻ em béo phì có nguy cơ thiếu vitamin D cao hơn 35% so với những người có cân nặng thông thường, và có nguy cơ thiếu vitamin cao hơn 24% so với những người thừa cân, theo một nghiên cứu tổng hợp năm 2015. Nguyên nhân của tình trạng này, theo kết quả của một nghiên cứu năm 2000 trên  American Journal of Clinical Nutrition chỉ ra rằng, khả năng hấp thụ vitamin D (cả từ ánh nắng mặt trời và từ thực phẩm) của những người béo phì sẽ bị hạn chế, vì các tế bào mỡ không thể giữ và giải phóng vitamin D một cách hiệu quả. Nói cách khác, béo phì có thể làm tình trạng thiếu vitamin D trở nên trầm trọng hơn.

Tiểu đường

Những người bị tiểu đường hoặc tiểu đường sẽ có lượng vitamin D thấp hơn so với những người có lượng đường huyết thông thường, theo một nghiên cứu tại Tây Ban Nha năm 2015 trên tạp chí  Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. Mối liên hệ này vẫn tồn tại ở những người có cân nặng khác nhau. Trên thực tế, cả người gầy, và người béo phị bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường đều có lượng vitamin D ít hơn đáng kể so với người có cân nặng tương tự nhưng không bị tiểu đường. Tác giả nghiên cứu cho rằng, thiếu vitamin D và béo phì sẽ có tương tác hiệp đồng và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường cũng như các rối loạn chuyển hóa khác.

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch và thiếu vitamin D được cho là thường đi đôi với nhau. Một nghiên cứu năm 2009 chỉ ra rằng, những người có lượng vitamin D rất thấp sẽ có nguy cơ bị suy tim cao hơn gần 3 lần và có nguy cơ đột tử vì bệnh tim mạch cao hơn khoảng 5 lần. Tuy nhiên, các chuyên gia nói rằng, chưa có bằng chứng cho thấy có mối liên hệ trực tiếp giữa việc tăng lượng vitamin D và giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do vậy, chưa thể kết luận rằng, bổ sung vitamin D có thể làm tăng cường sức khỏe của trái tim.

Bệnh lupus ban đỏ

Lupus ban đỏ là một tình trạng viêm hệ thống mà hệ miễn dịch sẽ tự tấn công các cơ quan và mô trong cơ thể, và thường có liên quan tới tình trạng thiếu vitamin D. Nguyên nhân là bởi những bệnh nhân bị lupus thường được khuyên là nên tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trong khi ánh nắng mặt trời lại là nguồn cung cấp 90% lượng vitamin D của chúng ta. Ngoài ra, những người bị lupus có thể còn được kê corticosteroid, một loại thuốc có liên quan đến việc làm giảm lượng vitamin D. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, điều trị tình trạng thiếu vitamin ở bệnh nhân lupus có thể giúp làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Sinh non

Trong một nghiên cứu tiến hành trên 2000 phụ nữ sắp làm mẹ, những phụ nữ có lượng 25-hydroxy vitamin D cao hơn (một chỉ số cho thấy mức độ dự trữ vitamin D của cơ thể, đo lường thông qua xét nghiệm máu) sẽ làm giảm nguy cơ sinh non trước tuần thứ 37. Tác giả nghiên cứu cho rằng, vitamin D có thể đóng vai trò bảo vệ trong việc giảm nguy cơ nhiễm vi khuẩn tại bánh rau (nguyên nhân gây sinh non). Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu của hơn 42.000 phụ nữ và thấy rằng, ở những bà mẹ không phải người da trắng, mức độ tập trung của 25-hydroxy vitamin D có liên quan tới giảm nguy cơ sinh non trước 35 tuần.

Bệnh đa xơ cứng

Năm 2013, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xem xét dữ liệu từ 465 người bị bệnh đa xơ cứng trong giai đoạn sớm và thấy rằng, lượng 25-hydroxy D tập trung cao hơn vào 4 thời điểm: khi các triệu chứng xuất hiện, 6, 12 và 24 tháng sau đó, sẽ giúp dự báo quá trình phát triển bệnh chậm hơn. Những người có lượng vitamin D cao hơn sẽ có lượng sẹo trong não tăng chậm hơn, ít sẹo hơn, giảm kích thước não ít hơn và mức độ tàn tật ít hơn so với những người bị thiếu vitamin D.

Hội chứng tiền kinh nguyệt

Theo kết của của một nghiên cứu, những người phụ nữ từ 27-44 tuổi tiêu thụ vitamin D nhiều hơn sẽ làm giảm nguy cơ mắc phải hội chứng tiền kinh nguyệt. Một nghiên cứu khác năm 2010 cũng cho thấy mối liên hệ giữa mức vitamin D và hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ trẻ. Các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen và naproxen vẫn là những loại thuốc hàng đầu để điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt, nhưng các nhà nghiên cứu tin tưởng rằng, bổ sung vitamin D cũng là một cách điều trị đầy hứa hẹn.

Bệnh viêm ruột

Thiếu vitamin và chất khoáng, bao gồm cả thiếu vitamin D là tình trạng rất phổ biến ở những người mắc phải các vấn đề về hệ tiêu hóa, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Những người bị viêm loét đại tràng cấp tính (một dạng bệnh viêm ruột), đặc biệt là những người sử dụng corticosteroid, thường sẽ bị thiếu vitamin D, theo một nghiên cứu trên Digestive Diseases and Sciences. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, việc thiếu vitamin D không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột mà còn có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh.

Rụng tóc và hói đầu

Phụ nữ bị rụng tóc từng mảng thường có lượng vitamin D thấp hơn đáng kể so với những phụ nữ không bị rụng tóc, theo như kết quả một nghiên cứu trên Skin Pharmacology and Physiology. Vitamin D rất quan trọng trong việc tái tạo tóc, giúp kích thích mọc tóc. Các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng, những người bị rụng tóc từng mảng (một bệnh tự miễn trong đó hệ miễn dịch tấn công các nang tóc và gây rụng tóc) có lượng  25-hydroxy vitamin D thấp hơn đáng kể so với những người không bị rụng tóc. Và lượng vitamin D càng thấp, mức độ rụng tóc sẽ càng nghiêm trọng.

Eczema.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ nhỏ bị viêm da bị viêm da dị ứng (một loại bệnh eczema) sẽ có triệu chứng thiếu vitamin D nghiêm trọng hơn. Trên thực tế, bệnh eczema thường sẽ diễn biến nặng hơn vào mùa đông, khi không khí khô và ít ánh nắng mặt trời (nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu). Bổ sung vitamin D dưới dạng viên uống có thể cải thiện tình trạng eczema.

Sâu răng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Vitamin D là rất cần thiết cho sức khỏe răng miệng. Một nghiên cứu trên tạp chí Pediatrics  đã đo lường lượng vitamin D trong máu của những phụ nữ mang thai sau đó kiểm tra răng con của những phụ này sau khi trẻ được 1 tuổi. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, mẹ của những trẻ có men răng yếu có lượng vitamin D trong khi mang thai thấp hơn so với mẹ của trẻ có men răng khỏe mạnh.

Bệnh về nướu (lợi) và mất răng

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng khi chúng ta về già. Trong một nghiên cứu, những người cao tuổi bổ sung 700 IU vitamin D (cùng với canxi)/ngày trong vòng 3 năm sẽ giảm nguy cơ bị mất răng so với những người dùng giả dược. Hiệu quả này thậm chí vẫn kéo dài 2 năm sau khi dừng bổ sung vitamin D. các nhà nghiên cứu cũng báo cáo lại rằng, có những bằng chứng rất mạnh mẽ cho thấy thiếu vitamin D là một yếu tố nguy cơ của bệnh về nướu và, thiếu vitamin D sẽ làm bệnh về nướu trầm trọng hơn, một khi đã mắc phải.

(...còn tiếp...)

Đón đọc tiếp phần 2 trong website: vienyhocungdung.vn

Thông tin thêm tham khảo trong bài viết: 11 cặp đôi hoàn hảo của thực phẩm

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Health
Bình luận
Tin mới
  • 04/12/2024

    9 thói quen gây hại cho xương

    Trong cuộc sống hiện đại, không ít người đã vô tình tạo ra những thói quen tưởng chừng như vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn hại đến sức khỏe xương khớp. Hiểu rõ những thói quen này và tìm cách thay đổi kịp thời là điều cần thiết để bảo vệ hệ xương khỏe mạnh.

  • 04/12/2024

    Tinh trùng bị loãng, đâu là nguyên nhân?

    Oligospermia là tình trạng nam giới có số lượng tinh trùng thấp hơn mức bình thường. Theo tiêu chuẩn y khoa, một mẫu tinh dịch có ít hơn 15 triệu tinh trùng/ml thì được đánh giá là bị loãng tinh trùng.

  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Xem thêm