Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những chất hóa học làm sụt giảm mức vitamin D

Có thể bạn đã biết vitamin D quan trọng với sức khỏe như thế nào. Nếu bạn bị thiếu vitamin D, bạn sẽ bị tăng nguy cơ trầm cảm, đãng trí, bệnh tim, ung thư và rất nhiều những vấn đề sức khỏe khác có thể khiến bạn lo lắng cả đêm.

Tin tồi tệ là, một số chất hóa học rất phổ biến – thành phần trong mĩ phẩm, sản phẩm tẩy rửa, bao bì thực phẩm – có thể làm giảm lượng vitamin D của bạn – đặc biệt nếu bạn là nữ. 

Khảo sát mẫu nước tiểu của hơn 4.000 người trưởng thành cho thấy những người có mức phthalate và bisphenol A (BPA) cao nhất thì có mức vitamin D thấp. Cụ thể, phụ nữ có BPA hay phthalate tăng trong nước tiểu có nhiều nguy cơ thiếu hụt vitamin D hơn.

Trong khi cơ chế tác động của những chất này với vitamin D chưa rõ ràng thì có nhiều giả thuyết đưa ra.

Cả BPA và phthalate có thể làm gián đoạn enzyme tiêu hóa và chuyển hóa giúp thay đổi vitamin D sang dạng cơ thể dễ tiêu thụ. Cũng có thể những chất hóa học này làm mất cân bằng canxi trong cơ thể, từ đó hạn chế tác động của vitamin D. Tuy nhiên cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa để đánh giá kĩ hơn mối quan hệ nhân quả - bao gồm tại sao những chất hóa học này ảnh hưởng đến phụ nữ làm giảm vitamin D nhiều hơn nam giới.  

Phthalates và BPA gần đây hay được truyền thông nhắc đến. Cả hai chất này đều làm gián đoạn nội tiết, tức là chúng gây cản trở đến cơ chế sản xuất hay điều hòa hormon.

Phthalates là dòng hóa học được sử dụng để tăng tính dẻo dai của những vật chứa bằng nhựa và các vật liệu khác. Chúng cũng được bổ sung vào các sản phẩm chăm sóc cá nhân để lưu hương. Nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa phthalate với tiểu đường, ung thư vú và béo phì.

BPA được sử dụng trong thành lon hoặc hộp đựng thực phẩm bằng nhựa cũng như ở trong nhiều đồ nhựa cứng. Nó liên quan đến bệnh tim, chứng bồn chồn và một loạt các bệnh khác.  

Vậy cho dù những chất này không làm lượng vitamin D bị thiếu hụt, bạn vẫn nên cẩn thận với chúng. Để có thể kiểm soát phơi nhiễm với các chất này không dễ. Những chất này có ở mọi nơi. Tuy nhiên, có thể giảm tiếp xúc bằng cách hạn chế sử dụng sản phẩm chứa trong đồ nhựa, hãy tìm những nguyên liệu tự nhiên thay thế cho sản phẩm chăm sóc cá nhân, hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến quá nhiều và thức ăn đống hộp.

Điều cơ bản là cố gắng mua và tiêu thụ những thực phẩm tươi không đóng hộp khi có thể (thậm chí lon hoặc đồ nhựa không chứa BPA cũng không tốt cho sức khỏe của bạn). Có nhiều sản phẩm lau chùi nhà cửa ‘xanh’ không độc hại có thể giúp giảm tiếp xúc nhiều với chất hóa học. Lựa chọn mĩ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cơ thể không hương liệu cũng giúp bạn tránh phthalates. 

Mặc dù bạn có thể bổ sung vitamin D qua việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhưng chế độ ăn và thuốc bổ có thể khắc phục việc thiếu vitamin. Hiện chưa rõ nếu tăng lượng vitamin D thì tình trạng phthalate và BPA cản trở tổng hợp vitamin có được cải thiện hay không. Cách tốt nhất là vẫn nên giảm tiếp xúc với những chất hóa học này.

Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Prevention
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm