Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những thực phẩm phổ biến tiềm tàng nguy cơ gây ung thư vú

Hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn này không những giúp bạn đẩy lùi ung thư vú mà còn giảm nguy cơ mắc phải nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm và đáng lo ngại khác.

Theo một nghiên cứu lớn được thực hiện trên 318.000 phụ nữ, những thực phẩm làm tăng tình trạng viêm khắp cơ thể là nhóm thức ăn “tối kỵ” để ngăn ngừa ung thư vú. Nếu tiêu thụ những thực phẩm này, nguy cơ phát triển tình trạng ung thư vú có thể tăng thêm 12%.

Trong những phát hiện được trình bày tại hội nghị trực tuyến Nutrition 2021 Live, các nhà nghiên cứu đã đánh giá tác động của các lựa chọn chế độ ăn uống trong hơn 14 năm. Họ phát hiện ra rằng, các loại thực phẩm gây viêm có mối quan hệ nhất định với ung thư vú. Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn ở nhóm phụ nữ tiền mãn kinh, bất kể những khác biệt trong chỉ số khối cơ thể (BMI), hoạt động thể chất hay thói quen uống rượu. 

Những thực phẩm phổ biến tiềm tàng nguy cơ gây ung thư vú - Ảnh 1.

Những thực phẩm này bao gồm:

- Đường, bao gồm xi-rô có hàm lượng fructose cao

- Carbohydrate (tinh bột) tinh chế

- Đồ chiên rán

- Thịt đã qua chế biến như xúc xích và hot dog

- Chất béo bão hòa

Bà Carlota Castro - Espin, Tiến sĩ tại Viện Ung thư Catalan ở Tây Ban Nha, đồng thời cũng là nhà nghiên cứu tiên phong của công trình này cho biết, hầu hết các nghiên cứu xem xét mức tiêu thụ và nguy cơ ung thư vú có xu hướng tập trung vào các chất dinh dưỡng hoặc thực phẩm đơn lẻ thay vì toàn bộ chế độ ăn uống. Nghiên cứu này thì khác và có tầm quan trọng đáng kể. Lý do là bởi, thực tế cho thấy rằng mọi người không tiêu thụ đơn lẻ các chất dinh dưỡng, mà luôn kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau. 

Những thực phẩm phổ biến tiềm tàng nguy cơ gây ung thư vú - Ảnh 2.

Ví dụ, việc thường xuyên ăn thịt đã qua chế biến với bánh mì tinh chế được tẩm bơ thực vật và cùng lúc đó uống cùng nước soda có đường sẽ khiến phản ứng viêm của cơ thể tăng đột biến. Điều này sẽ thúc đẩy hệ thống miễn dịch trong việc cố gắng và kiểm soát phản ứng viêm. Trong trường hợp ăn qua nhiều thực phẩm này trong một thời gian dài, hệ thống miễn dịch sẽ không còn “thời gian” để nghỉ ngơi. 

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng đó chính là một trong số các nguyên nhân dẫn đến ung thư vú. Không những vậy, nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe các cũng tăng lên, bao gồm rối loạn tự miễn dịch, các vấn đề tim mạch, béo phì, tiểu đường và các loại ung thư khác.

Những thực phẩm phổ biến tiềm tàng nguy cơ gây ung thư vú - Ảnh 3.

Bác sĩ David Hanscom, chuyên về các phản ứng viêm, chia sẻ: “Căng thẳng có thể là yếu tố chính gây ra chứng viêm. Một số nguyên nhân khác bao gồm thói quen ngủ không lành mạnh, hút thuốc, dị ứng thực phẩm và bệnh mãn tính. May mắn là, có nhiều cách để giảm tình trạng viêm. Những cách thức đó sẽ giúp cải thiện sức khỏe và tinh thần của bạn đáng kể”. 

Hanscom khuyên rằng mọi người nên ưu tiên giải quyết căng thẳng của mình trước. Lý do là bởi, chỉ đơn thuần thay đổi chế độ ăn trong khi không thật sự xử lý, chữa lành cảm giác tiêu cực của bản thân thì chế độ ăn mới sẽ khó có thể phát huy hiệu quả. 

Những thực phẩm phổ biến tiềm tàng nguy cơ gây ung thư vú - Ảnh 4.

Ông nói: “Đối với nhiều người, căng thẳng là nguyên nhân cơ bản đằng sau việc lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm gây viêm. Như vậy, họ tự làm vấn đề trở nên phức tạp thêm”. Tận dụng những cách thức giảm căng thẳng, chẳng hạn như viết nhật ký, có thể khiến phản ứng viêm bắt đầu giảm đi. Kết hợp thói quen đó với việc chọn thực phẩm chống viêm như trái cây và rau quả sẽ mang lại những thay đổi tích cực nhất.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Ăn gì để giảm nguy cơ mắc ung thư vú?

Mai Linh - Theo vtv.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm