Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những liệu pháp trị liệu thay thế “nguy hiểm nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Phải nói ngay rằng, đây là những liệu pháp trị liệu thay thế “lợi hại song hành” bởi độc dược cao, song nếu dùng hợp lý sẽ có ích, nhất là trong điều trị các chứng bệnh nan y.

Những liệu pháp trị liệu thay thế “nguy hiểm nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

1. Liệu pháp điện từ

Cơ thể con người phụ thuộc vào điện trường và từ trường để điều chỉnh nhiều quá trình quan trọng nhằm duy trì sự sống và khỏe mạnh. Gần đây, cộng đồng khoa học đã kín đáo công nhận lợi ích sức khỏe của liệu pháp năng lượng điện từ tần số thấp hay liệu pháp điện từ. Nguyên thủy, liệu pháp điện từ (Electromagnetic Therapy) hay ET được Raymond Rife, nhà phát minh người Mỹ đề cập tới những năm đầu thế kỷ 20, Rife phát hiện thấy rằng các trường điện từ có tần số nhất định có khả năng kháng lại ung thư. Máy phát tần số của Rife khi mới ra đời đầu thập niên 30  ở thế kỷ trước đã bị chính Hiệp hội Y học Mỹ (AMA) coi thường nên không bao giờ được chấp nhận rộng rãi.

Những liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quênNhững liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Raymond Rife và liệu pháp điện từ

Theo phân tích của tổ chức Electronics Australia của Australia cho thấy hệ thống tiêu biểu của Rife gồm cho các chi tiết như pin, dây dẫn, chuyển mạch, bộ đếm thời gian và hai ống bằng đồng ngắn, cung cấp dòng điện “gần như không thể phát hiện”, không xâm lấn, thâm nhập vào da.  Một số nhà tiếp thị các thiết bị của Rife còn bị kết tội gian lận trong y khoa, bởi một số ca ung thư sử dụng thiết bị này điều trị đã qua đời.

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, một số tần số nhất định của trường điện từ thực sự có ích trong việc phá hủy khối u, trong đó có các thiết bị của Rife mà hiện nay được người ta gọi là  radionics.

Với lợi ích đã được minh chứng, ngày nay Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) đã nới lỏng quan điểm về liệu pháp điện từ, cho phép sử dụng nó để chữa bệnh gãy xương, giảm đau, và nổi tiếng nhất là điều trị bệnh ngưng tim. Với tất cả những gì thu được lợi ích của liệu pháp điện, y học hiện đại còn nợ nhà phát minh kiêm khoa học hình ảnh Raymond Rife một lời xin lỗi cho dù là muộn.

2. Kava

Kava hay Kava Kava (tên khoa học Piper Methysticum) là loại cây bụi nhỏ thuộc họ hồ tiêu có nguồn gốc từ các đảo ở Nam Thái Bình Dương như Hawaii, Fiji và Tonga. Rễ và thân Kava được chế biến thành nước giải khát không cồn và có thể gây nghiện. Người dân địa phương sử dụng rễ và thân ngâm trong nước rồi vắt lấy nước cho vào bát gỗ lớn để dùng. Nó có tác dụng xoa dịu thần kinh, giảm căng thẳng, lo âu, chống mệt mỏi và đặc biệt là tăng cường hưng phấn tình dục cho cả hai giới.

Những liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Những liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Cây Kava và chiết xuất Kava có tác dụng chữa được nhiều bệnh

Một trong những nguyên tắc của nhà triết học Hy Lạp Paracelsus là tất cả các chất có tính độc tố khi dùng phải ấn định giới hạn an toàn. Chính điều này mà từ đầu thế kỷ thứ 3, chính phủ Đức đã quyết định bất kỳ lượng chiết xuất rễ nào cũng có hại đều bị cấm dùng. Quyết định trên làm cho giới nghiên cứu sửng sốt bỏi có rất nhiều dược liệu có độc tố nhưng lại rất hữu ích trong trị liệu, trong đó có Kava. Nhiều người còn nghi ngờ liệu Kava có phải là thủ phạm gây tử vong trong nhóm người bị hư gan (hepatotoxicity) như đã được báo cáo hay không hay là do sử dụng thảo mộc pha tạp chất hay bị mốc, ô nhiễm.

Những người ủng hộ loại thảo dược này đã nhanh chóng chỉ ra rằng Kava được sử dụng rộng khắp và khá phổ thông tại các quốc đảo Nam Thái Bình Dương trong nhiều thế kỷ mà không hề có các báo cáo về tác động bất lợi. Người dân bản xứ dùng Kava ngày càng nhiều để cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng.  Còn ở phương Tây, Kava cũng được sử dụng ít nhất 100 năm để điều trị chứng lo lắng cho xã hội hiện đại và no đủ về vật chất này mà không hề có các sự cố đáng tiếc.

Về phần mình, năm 2001, FDA đã đưa ra cảnh báo về một số nguy cơ tiềm ẩn mà Kava có thể gây ra cho sức khỏe  cho gan, mặc dù Kava vẫn được lưu hành hợp pháp tại Mỹ như là một chất bổ sung cho chế độ ăn kiêng. Theo FDA, nếu lô Kava bị ô nhiễm, mốc có thể gây tử vong do tổn thương gan nên khi sử dụng cần thận trọng. Tuy cảnh báo, nhưng FDA chẳng đưa ra được biện pháp cụ thể nào để làm cho việc sử dụng Kava được an toàn hơn.

3. CBD

CBD (Cannabidiol) là một trong những hợp chất hóa học phổ biến nhất được tìm thấy bên trong tuyến nhựa của cây cần sa hay còn gọi là chiết xuất cannabis sativa hoặc chất nền liên kết các thụ thể đặc biệt trong tế bào tạo nên một hệ thống lớn hơn gọi là hệ thống endocannabinoid. Giống như người anh em THC (tetrahydrocannabinol), CBD là 1 trong hơn 85 cannabinoid được tìm thấy ở cây cần sa nhưng sự khác biệt chính của CBD là hoàn toàn không mang tính chất thức thần. Chính điều này trong nhiều thập kỷ, giới y tế và cộng đồng chung thường đánh giá thấp CBD.

Những liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Sản phẩm CBD dùng cho chữa bệnh

Trong những năm gần đây, nhiều người bắt đầu quan tâm đến CBD nhiều hơn, và nó đã được chứng minh trong hàng chục nghiên cứu là thuốc kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng đã kết luận, viêm nhiễm là nguyên nhân gốc rễ của hầu hết các chứng bệnh nan y, còn CBD thực sự là hợp chất chữa bệnh thần kỳ cho hầu hết mọi loại bệnh. Chỉ có điều Cannabis sativa vẫn bị Lực lượng phòng chống ma túy Mỹ (DEA) liệt vào danh mục thuốc bảng I. Trong khi đó, các hãng sản xuất CBD lại tận dụng lỗ hổng pháp lý để bán sản phẩm của mình, còn nhiều bệnh nhân lại tự hỏi khi dùng họ có vi phạm luật hay không. Ví dụ như sử dụng CBD để điều trị bệnh đái tháo đường, viêm khớp hoặc ung thư. Sự nhầm lẫn về luật pháp đã dẫn đến các cơ quan thực thi pháp luật địa phương thu giữ các sản phẩm CBD từ các kệ của các cửa hàng dưỡng sinh tự nhiên và cho rằng những “chiết xuất cây gai dầu” này có chứa một lượng lớn hợp chất THC bất hợp pháp.

Tháng 12 năm 2016, DEA đã đưa ra “quy tắc cuối cùng” nhằm đơn giản hóa quan điểm của họ đối với các chất chiết xuất từ CBD, rằng nó chỉ được tăng cường thêm  nước. Hiện nay, các nhà sản xuất CBD vẫn thương phẩm sản phẩm của mình trên khắp nước Mỹ, và các cuộc truy quét, bắt giữ đã ít phổ biến hơn trước. Rất nhiều người mắc bệnh Parkinson, bệnh dystonia (loạn trương lực cơ), đau dây thần kinh có thể được giúp đỡ giảm bệnh nhờ loại thuốc phi thần kinh cannabinoid nhưng khi dùng lại sợ phạm luật. Trong trường hợp dùng CBD, DEA đã chứng minh, đây không phải là chất tuyệt đối cấm khi dùng cho mục đích chữa bệnh.

4. DMSO

Dimethyl sulfoxide (DMSO) là một hợp chất hữu cơ lưu huỳnh, công thức (CH3)2SO. Nó đã được tổng hợp lần đầu vào năm 1866 bởi nhà khoa học Nga Alexander Zaytsev, và ông đã công bố báo cáo khám phá của mình vào năm 1867. Dimethyl sunfoxit là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất giấy kraft và được coi như là một phương thuốc điều trị thay thế, đặc biệt là khả năng để giảm đau, đẩy nhanh quá trình lành bệnh, thậm chí còn chữa được  ung thư.

Những liệu pháp  trị liệu thay thế “nguy hiểm  nhưng hữu ích” đang bị lãng quên

Sản phẩm DMSO y tế

Những người ủng hộ DMSO đã gặp phải không ít rào cản từ  FDA vào những năm 60 của thế kỷ trước liên quan đến khả năng chống ung thư, dẫn đến sự kỳ thị kéo dài hàng thập kỷ đối với việc sử dụng DMSO cho mục đích y tế. FDA đã tiếp tục chấp thuận DMSO cho việc điều trị viêm bàng quang kẽ vào năm 1978 và một lần nữa cho mục đích thú y vào năm 1980, nhưng hàng ngàn lời chứng thực của những người đã thành công khi sử dụng DMSO để điều trị ung thư vẫn chưa thuyết phục được FDA. Thậm chí FDA còn liệt DMSO vào danh sách thuốc chống ung thư giả cho tới tận ngày nay. Mặc dù một dạng thuốc generic của DMSO đã phê duyệt vào năm 2002, nhưng đến nay vẫn chưa có thêm dấu hiệu cho thấy FDA sẽ chấp thuận DMSO cho các phương pháp điều trị theo toa cụ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu pháp chuyển hóa trong ngăn ngừa và điều trị bệnh mạn tính

BS. BÍCH KIM - Theo Sức khỏe & Đời sống/Listverse
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm