Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những gì bạn cần biết về iode

Iode là một nguyên tố hóa học rất cần thiết cho sản xuất hormone tuyến giáp, chịu trách nhiệm điều tiết quá trình tăng trưởng và chuyển hóa của cơ thể. Bữa ăn thiếu iode sẽ làm tăng nguy cơ chậm phát triển não bộ ở trẻ em (đần độn), cholesterol cao, thờ ơ, mệt mỏi, trầm cảm, tăng cân và bướu cổ. Bạn nên nhớ rằng, quá ít iode hoặc quá nhiều iode đều có thể dẫn đến bệnh suy giáp.

Những gì bạn cần biết về iode

Loại thực phẩm nào giàu iode tự nhiên?

Iode là thành phần có trong hầu như mọi loại động vật và thực vật sống trên trái đất. Không có tiêu chuẩn chung về lượng iode trong thực phẩm, chúng sẽ khác nhau giữa các vùng trên thế giới. Thông thường, thực phẩm từ biển sẽ chứa nhiều iode nhất, sau đó đến thực phẩm có nguồn gốc động vật và cuối cùng nguồn gốc thực vật. Trong số tất cả các loại thực phẩm, rong biển được biết đến là nguồn thực phẩm giàu iode tự nhiên nhất. Trứng và các sản phẩm từ sữa cũng là nguồn cung cấp iode rất tốt.

Dưới đây là lượng iode có trong 10 loại thực phẩm phổ biến. Chú ý: chúng có thể khác nhau theo từng vùng.

Thực phẩm

Kích thước khẩu phần

Lượng iot

Rong biển khô

1g

16-2984mcg (11-1989% DV)

Cá tuyết

85g

99mcg (66%DV)

Muối được bổ sung iot

1g

77 mcg (51%DV)

Khoai tây nướng còn nguyên vỏ

1 củ trung bình

60 mcg (40%DV)

Sữa

1 cốc (235ml)

56mcg (37% DV)

Tôm

85g

35mcg (23%DV)

Cá viên chiên

2 viên

35mcg (23%DV)

Ức gà tây nướng

85g

34mcg (23%DV)

Đậu navy nấu chín

64g

32mcg (21%DV)

Dầu cá hồi đóng hộp

85g

17mcg (11%DV)

Trứng luộc

1 quả to

12mcg (8%DV)

*DV: Daily Value: Giá trị dinh dưỡng một ngày

Nguồn: Linus Pauling Institute Article on Iodine

Bạn cần bao nhiêu iode?

Trong cả cuộc đời của mình, bạn chỉ cần khoảng một thìa cà phê iode là đủ để có một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, việc tiêu thụ cùng một lúc lượng lớn iot như vậy là rất nguy hiểm, do vậy, tốt nhất bạn hãy ăn từng chút một trong nhiều ngày. Bạn chỉ cần ăn 150mcg iode, tương đương với 1/20.000 của một thìa cà phê iode, để dáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày.

Nếu iode có trong hầu hết các loại thực phẩm động vật và thực vật, thì tại sao có người lại bị thiếu iode?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, đến năm 2003, có 54 quốc gia trên thế giới còn tình trạng thiếu iode. Nguyên nhân chính xác của tình trạng thiếu iode hiện vẫn chưa được biết rõ. Nhưng, có 2 giả thiết được đưa ra:

Tại những vùng đó, đất và nước có lượng iode rất thấp, dẫn đến lượng iode trong thực phẩm cũng thấp

Tại những vùng đó, con người ăn lượng thực phẩm tinh chế/chế biến nhiều, và trong quá trình chế biến, thực phẩm đã mất đi lượng iode tự nhiên trong đó. Ví dụ như đường tinh chế không chứa một chút iode nào cả.

Tại một số quốc gia, như Mỹ, lại có nguy cơ tiêu thụ quá nhiều iode do người dân sử dụng quá nhiều thực phẩm được bổ sung iode, ví dụ như dùng quá nhiều muối.

Quá nhiều iode có tốt không?

Lượng dung nạp iode tối đa cho người trưởng thành từ 19 tuổi trở lên là 1,1mg (1100mcg) Nguy cơ dung nạp nhiều iode có thể gây suy giáp, cường giáp và bướu cổ. Ngộ độc iode cấp tính có thể có các triệu chứng như nóng rát ở miệng, họng và dạ dày, sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mạch yếu và thậm chí là hôn mê. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng, người Nhật Bản tiêu thụ khoảng 1,2mg (1200mcg) iode một ngày và được coi là có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, bao gồm việc bảo vệ khỏi bệnh ung thư. Iode trong chế độ ăn của người Nhật đến chủ yếu từ rong biển. Do vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ nếu muốn dùng iot liều cao, thật thận trọng khi làm như vậy và chỉ dùng iode liều cao trong một khoảng thời gian ngắn.

Sữa mẹ có chứa iode hay không?

Các bà mẹ cần nhớ rằng, trong sữa mẹ có chứa đủ iode cho em bé mới sinh. Lượng iode trong sữa mẹ phụ thuộc rất lớn vào chế độ ăn của người mẹ. Một khảo sát năm 1984 trên những phụ nữ người Mỹ cho thấy, lượng iode trung bình có trong sữa mẹ là 113mcg /ngày. Đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, lượng iode như vậy là nhiều hơn một chút so với nhu cầu của trẻ (110mcg/ngày), nhưng với trẻ từ 7 tháng – 1 tuổi thì lượng iot trong sữa mẹ lại hơn ít hơn so với nhu cầu khuyến nghị một ngày của trẻ (130mcg/ngày). Tuy nhiên, sự thiếu hụt này không cần thiết để các bà mẹ phải ăn bổ sung iode khi đang cho con bú, vì quá nhiều iode cũng có thể gây hại cho trẻ.

Tôi không ăn muối, thịt hay rong biển. Vậy tôi có thể lấy iode từ đâu?

Bạn có thể cân nhắc đến việc uống các loại thực phẩm chức năng có chứa iode hoặc mua các loại thực phẩm được bổ sung iode, hoặc sử dụng các loại thức ăn có nguồn gốc thực vật được trồng từ những vùng có nhiều iode tập trung trong đất.

Tôi bị suy giáp thì có thể ăn thực phẩm có chứa iode hay uống thực phẩm chức năng có chứa iode hay không?

Nhìn chung, trên thế giới, thiếu iode là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giáp. Tuy nhiên, tại Mỹ, rất hiếm khi nguyên nhân gây suy giáp là do thiếu iot. Lý do duy nhất khiến bạn nên bổ sung thêm iode đó là nếu bạn bị suy giáp do thiếu iode. Và kể cả khi đó, bạn cũng chỉ nên bổ sung iode với lượng vừa phải. Quá nhiều hay quá ít iot đều có thể dẫn đến bệnh suy giáp.

Các nguyên nhân khác dẫn đến bệnh suy giáp bao gồm: bệnh Hashimoto, viêm tuyến giáp, suy giáp bẩm sinh, phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp, xạ trị tại tuyến giáp và việc sử dụng một số loại thuốc. Nếu bạn bị suy giáp vì một trong số các nguyên nhân trên (không phải do thiếu iot), Viện Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ khuyến nghị rằng “uống bổ sung vài giọt iode hoặc ăn các loại thực phẩm giàu iode – như rong biển có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng suy giáp hoặc cường giáp của bạn” Do vậy, bạn chỉ nên tiêu thụ iode ở mức độ vừa phải để duy trì lượng iode thích hợp trong cơ thể.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viếtIod – nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cuộc sống

PGS.TS.Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm