Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị kích thích quá mức

Trẻ nhỏ, cũng giống như người lớn và trẻ lớn, cũng có thể bị kích động. Các yếu tố như quá ồn ào, gặp người lạ, hoặc môi trường mới có thể khiến trẻ bị kích động.

Tất cả các em bé đầu khác nhau, nhưng có một vài em bé thường có xu hướng bị kích động dễ hơn những bé khác. Dấu hiệu cho thấy bé đang bị kích động bao gồm quấy khóc, giận dữ hoặc đeo bám với bố mẹ.

Thế nào là trẻ bị kích động?

Trẻ thường sẽ bị kích động khi trẻ phải trải nghiệm cảm giác kích thích hơn khả năng chịu đựng hoặc kích thích hơn những gì trẻ đang quen thuộc. Kích động ở trẻ em thường xảy ra khá thường xuyên, và phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh từ 2 tuần đến 3-4 tháng. Trẻ lớn hơn cũng có thể bị kích động, ví dụ như trẻ mẫu giáo cũng có thể biểu hiện chán nản sau 1 ngày dài đi chơi với gia đình và bạn bè.

 

Những dấu hiệu của trẻ bị kích động

Mỗi trẻ sẽ có một biểu hiện kích động khác nhau, nhưng có một số dấu hiệu phổ biến bạn có thể nhận thấy như:

  • Khóc, thường là khóc to hơn bình thường
  • Không muốn cho bạn chạm vào
  • Muốn được bế
  • Muốn bú thường xuyên hơn
  • Rất dễ cáu gắt hoặc cáu kỉnh
  • Nắm chặt tay hoặc vẫy tay và giãy chân
  • Có các hành vi sợ hãi
  • Có các cơn giận dữ vô cớ
  • Hành động một cách giật cục
  • Tỏ ra mệt mỏi
  • Có các hành vi mang tính xoa dịu, ví dụ như tự mút tay hoặc nắm tay lại

Trẻ đã biết đi có thể có các dấu hiệu kích động khác như:

  • Khóc mà không thể diễn tả được việc gì đã xảy ra
  • Lăn lóc trên sàn
  • Không lắng nghe bố mẹ
  • Hành động cáu gắt, cáu kỉnh

Nguyên nhân khiến trẻ bị kích động

Mỗi trẻ đều khác nhau, nhưng một số yếu tố có thể khiến trẻ dễ bị kích động hơn, bao gồm:

  • Yếu tố môi trường: một số trẻ sẽ bị kích động khi tiếp xúc với tiếng ồn, nơi đông người, ánh sáng chói hoặc môi trường có nhiều màu sắc
  • Sử dụng thiết bị công nghệ quá nhiều: tivi, điện thoại di động và các thiết bị điện tử khác có thể khiến não bộ của trẻ phải xử lý quá nhiều thông tin trước khi trẻ 18 tháng. Đó là lý do vì sao khuyến cáo không nên sử dụng thiết bị điện tử cho trẻ dưới 2 tuổi và nên hạn chế thời gian sử dụng dưới 1 tiếng/ngày đối với trẻ dưới 5 tuổi.
  • Hoạt động quá nhiều: một số trẻ lớn sẽ cảm thấy mệt mỏi vào cuối buổi sinh nhật hoặc sau một ngày dài đi chơi ngoài công viên. Hoạt động quá nhiều có thể sẽ gây quá tải với các giác quan của trẻ.
  • Mất giấc ngủ hoặc đi ngủ muộn: nếu trẻ bị quá mệt thì có thể cũng dẫn đến tình trạng kích động khóc lóc
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: trẻ nhỏ sinh hoạt theo thói quen, do đó, việc thay đổi lịch trình sinh hoạt có thể sẽ khiến bé quấy khóc hơn
  • Quá nhiều người: một số trẻ sẽ thích tiếp xúc với nhièu người nhưng một số trẻ khác sẽ dễ bị kích động ở nơi đông người hoặc khi gặp nhiều người lạ
  • Nhiệt độ: quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể khiến trẻ cáu gắt
  • Mọc răng: mặc dù đây chỉ là yếu tố tạm thời, nhưng mọc răng có thể gây kích thích trẻ và khiến trẻ khó chấp nhận các yếu tố ở trên hơn
  • Sử dụng một số loại thuốc: ví dụ, trẻ tự kỷ sẽ có hệ thần kinh cảm giác nhạy cảm hơn, do vậy trẻ dễ bị kích động bởi hình ảnh, âm thanh, mùi vị hoặc hương vị hơn những trẻ khác. Trẻ đang bị ốm cũng thường sẽ dễ bị kích động hơn.

Làm thế nào để dỗ dành trẻ bị kích động?

Đưa trẻ ra khỏi môi trường khiến trẻ kích động

Khi bạn nhận thấy rằng trẻ bị kích động, việc đầu tiên bạn nên làm là thay đổi môi trường, đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh và có thể là tối hơn một chút. Đó có thể là một phòng khác ở trong nhà, quấn bé trong chăn đặt lên ngực bạn, cho bé vào xe đẩy hoặc thậm chí là ô tô riêng cua rnhà. Chỉ cần đảm bảo môi trường đủ yên tĩnh để bạn có thể trò chuyện với trẻ. Nếu được, nên tránh những nơi có màu sắc sáng chói vì có thể sẽ khiến bé bị kích thích hơn

Quấn chũn em bé

Với trẻ nhỏ, bạn có thể cân nhắc đến việc quấn chũn em bé. Quấn chũn sẽ bắt chước việc em bé còn đang ở trong bụng mẹ, có thể sẽ khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các em bé đều thích được quấn chũn.

Sử dụng tiếng ồn trắng

Bạn có thể bật nhạc nhẹ nhàng hoặc bật máy tạo tiếng ồn trắng. Chỉ cần tránh sử dụng tivi hoặc điện thoại vì có thể sẽ gây kích thích em bé hơn

Bế trẻ, nhưng vẫn cần cho trẻ không gian riêng

Một số trẻ sẽ muốn được bế và ôm ấp khi cáu gắt, nhưng một số trẻ khác thì không. Một số trẻ từ 2 tuần – 4 tháng cáu gắt và sẽ không muốn ai động vào cả vì chính sự “động chạm” đó chính là nguyên nhân khiến trẻ cáu gắt và bị kích động.

Nếu trẻ có xu hướng không muốn bế ẵm, thì bạn có thể đặt bé xuống ở một nơi an toàn, như trong nôi và ngồi gần trẻ cho đến khi trẻ bình tĩnh hơn.

 

Dỗ trẻ lớn

Khi trẻ lớn bị kích động, việc kiểm soát được cảm xúc của trẻ là vô cùng quan trọng (mặc dù rất khó). Nhưng nếu bạn giữ được bình tĩnh, bạn sẽ giúp trẻ cũng giữ được bình tĩnh. Nếu được, hãy đưa trẻ ra khỏi môi trường khiến trẻ bị kích thích và đưa trẻ đến một địa điểm yên tĩnh. Nếu không thể đưa trẻ ra khỏi môi trường hiện tại, hãy cố gắng làm giảm tiếng ồn và các hoạt động quanh trẻ bằng cách:

  • Tắt nhạc, tivi
  • Yêu cầu mọi người nói nhỏ tiếng hơn
  • Giảm ánh sáng
  • Đóng cửa sổ

Bạn cũng có thể thực hiện các hoạt động giúp trẻ bình tĩnh hơn, bằng cách:

  • Đọc sách cho trẻ
  • Đặt trẻ nằm xuống
  • Chơi với các loại đồ chơi không điện
  • Vỗ về trẻ
  • Các trò chơi kích thích cảm giác của trẻ.

Ngoài ra, bạn cũng nên giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn về mặt thể chất, ví dụ như bật quạt, điều hòa nếu trẻ nóng, đắp thêm chăn nếu trẻ lạnh. Một số trẻ cảm thấy đặc biệt nhạy cảm với quần áo gây ngứa hoặc khi bị đói/khát, do vậy, hãy đảm bảo tất cả nhu cầu này của trẻ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp, thường xuyên bị kích thích có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng như các vấn đề về cảm giác hay tự kỉ. Do vậy, bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu:

  • Hành vi của trẻ ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
  • Trẻ gặp khó khan trong việc chuyển động hoặc đứng
  • Trẻ khó kiểm soát được hành vi của mình.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Trẻ mọc răng muộn có sao không?

Liên Hương - Viện Y học ứng dụng Việt Nam (theo Healthline) -
Bình luận
Tin mới
Xem thêm