Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những bệnh ung thư cần tầm soát thường xuyên

Phụ nữ nên tầm soát ung thư vú, cổ tử cung, buồng trứng; nam giới tầm soát ung thư phổi, tiêu hóa, ung thư vùng đầu cổ...

Bác sĩ Thân Văn Thịnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết tầm soát ung thư giúp phát hiện những tổn thương tiền ung thư trong giai đoạn sớm, nhằm can thiệp kịp thời và tăng khả năng điều trị thành công. Do đó, việc tầm soát ung thư là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, mỗi loại ung thư lại có phương pháp và thời gian tầm soát khác nhau.

Ở phụ nữ, ung thư vú là một trong 10 ung thư thường gặp nhất và có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. Ước tính Việt Nam có khoảng 45.000 phụ nữ đang sống chung với ung thư vú.

Theo giáo sư Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K, tự khám là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm ung thư vú. Phụ nữ nên tự khám vú đều đặn mỗi tháng một lần, tốt nhất tự kiểm tra sau kỳ kinh nguyệt là lúc vú mềm nhất. Trong gia đình có người thân mắc bệnh thì nguy cơ di truyền càng cao. Nếu bạn phát hiện có khối u hay sự thay đổi của vú, nên đến viện khám càng sớm càng tốt. Độ tuổi nên tầm soát là từ 40 tuổi, khám lâm sàng, siêu âm từ 1-2 lần một năm và chụp nhũ ảnh một lần trong năm.

Ung thư vú nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Giai đoạn 1-2, bệnh nhân hơn 90% có thể chữa ổn định. Ở giai đoạn 3, tỷ lệ chữa khỏi nếu phát hiện sớm là 60%. Đến giai đoạn 4 thì thường quá trình điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm các triệu chứng đau đớn.

Ung thư cổ tử cung là bệnh thường gặp thứ hai ở phụ nữ. Theo báo cáo của HPV Information Center năm 2018, ung thư cổ tử cung phổ biến thứ hai ở phụ nữ. Mỗi năm khoảng 4.177 ca mắc mới và 2.420 ca tử vong do căn bệnh này, tức mỗi ngày có 7 phụ nữ Việt tử vong do ung thư cổ tử cung.

Phụ nữ trên 30 tuổi cần khám một năm một lần. Bệnh nhân có HPV ít nhất một đến hai lần một năm. Hoặc bệnh nhân ra máu âm đạo bất thường, ra máu sau quan hệ cần đi khám để phát hiện bệnh.

"Tuy nhiên, với những phụ nữ trong nhóm có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung thì cần phải được kiểm tra thường xuyên hơn và được bác sĩ tư vấn về lịch khám sàng lọc tốt nhất", bác sĩ nói.

Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng cần tầm soát thường xuyên, thường gặp ở độ tuổi mãn kinh. Phụ nữ trẻ 14-15 tuổi bị ung thư buồng trứng do di truyền như u tế bào mầm. Những trường hợp này bắt buộc phẫu thuật bảo tồn hay cắt toàn bộ tùy giai đoạn, nhu cầu sinh con cũng như độ tuổi của bệnh nhân. Nếu không phát hiện sớm và cắt bỏ khối u kịp thời, bệnh nhân có thể bị biến chứng nghiêm trọng, lâu dài hơn sẽ nguy hiểm tới tính mạng.

Bác sĩ khuyến cáo phụ nữ nên chủ động đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng một lần. Khi phát hiện u nang buồng trứng cần sớm được phẫu thuật. U buồng trứng phát hiện sớm kích thước nhỏ có thể phẫu thuật nội soi và bóc tách, ít ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

Bác sĩ Thịnh đang giải thích tình trạng bệnh nhân trên chụp phim. Ảnh: Thùy An

Bác sĩ Thịnh đang giải thích tình trạng bệnh nhân trên chụp phim. Ảnh: Thùy An

Nam giới cần lưu ý nguy cơ ung thư phổi, ung thư vùng đầu, cổ, ung thư đường tiêu hóa. Nhóm nguy cơ cao mắc bệnh là người từ 40 tuổi trở lên, đặc biệt sau 50 tuổi. 

Sàng lọc ung thư phổi, khuyến cáo chụp X-quang tim phổi khi không có triệu chứng từ năm 45 tuổi 1-2 năm một lần. Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc ung thư trẻ từ 30 đến 40 tuổi. Do đó, cần cảnh giác và đi khám khi ho ra máu, đau tức ngực..., thậm chí chụp cắt lớp vi tính để phát hiện u phổi nhỏ hơn 1cm.

Ung thư đại trực tràng có thể phòng ngừa bằng cách phát hiện sớm các polyp từ lúc chưa phát triển thành ung thư và cắt bỏ bằng nội soi. Trường hợp phát triển thành ung thư thì vẫn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tuy nhiên, không ai tự dưng đi kiểm tra chụp chiếu hay làm xét nghiệm tất cả các bộ phận trên cơ thể để tìm bệnh ung thư. "Điều này gây tốn kém và không hiệu quả", bác sĩ Thịnh nhận định. Nhiều trường hợp đi khám ung thư với tâm lý lo lắng, sợ hãi yêu cầu được xét nghiệm tổng thể. Tuy nhiên, nhiều gói tầm soát ung thư còn mang tính kinh doanh, không có lợi cho người được tầm soát.

Với mỗi loại ung thư có phương pháp sàng lọc và bộ xét nghiệm dành riêng. "Điều quan trọng nhất là việc nhận dạng các vấn đề phải được thực hiện tại cơ sở chuyên khoa và bởi các bác sĩ ung bướu", bác sĩ Thịnh cho biết.

Ngoài ra, để giảm nguy cơ ung thư, mọi người ở lứa tuổi nào cũng nên có lối sống lành mạnh, vận động thường xuyên, ăn uống khoa học, hạn chế uống bia rượu, thuốc lá và nắm rõ tiền sử bệnh của gia đình, bản thân và những yếu tố nguy cơ ung thư của mình để phòng tránh

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:.Liệu pháp miễn dịch ung thư - Phần 1, Liệu pháp miễn dịch ung thư - Phần 2

Thùy An - Theo Vnexpress
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    5 nguyên tắc ăn uống người bệnh đái tháo đường cần nắm rõ

    Trên thực tế, không có một chế độ ăn uống nào dùng chung được cho tất cả người bệnh đái tháo đường. Chế độ ăn uống cần phải được “cá thể hóa”, tức là xây dựng cho riêng từng người bệnh cụ thể. Để xây dựng chế độ ăn phù hợp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc quan trọng trong bài viết sau.

  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

Xem thêm