Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những bài kiểm tra sức khỏe mọi trẻ em đều cần

Phần lớn những bài kiểm tra sức khỏe định kỳ chỉ là để kiểm tra sức khỏe về mặt tổng thể và sự phát triển nói chung. Những can thiệp y khoa khác thường chỉ được tiến hành khi trẻ bị ốm hay gặp các vấn đề về sức khỏe. Dưới đây là một trong số những bài kiểm tra sức khỏe phổ biến nhất cho trẻ em.

Giai đoạn nhi đồng (khi mới sinh cho tới 12 tuổi)
Chủng ngừa
 
 
Mặc dù có những quan ngại rằng việc tiêm vaccin có thể gây những nguy cơ sốc phản vệ hay tử vong ở trẻ em nhưng các bác sỹ vẫn khuyến cáo tiêm đầy đủ vaccin cho trẻ từ sơ sinh, trừ trường hợp nếu con bạn nằm trong nhóm trẻ có nguy cơ cao và cần thiết phải trì hoãn việc sử dụng vaccin.
Bản thân bạn cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ để quyết định việc sử dụng vaccin cho con mình. Việc sử dụng vaccin vấp phải những ý kiến trái chiều. Một số người kiên quyết không sử dụng vaccin cho con trong khi một số khác lại cho con tiêm vaccin đều đặn như một cái máy.
Đối với trẻ em dưới 12 tuổi, các vaccin khuyến cáo bao gồm:
  • Vaccin phòng Lao
  • Vaccin phòng bạch hầu, uốn ván, ho gà
  • Vaccin bại liệt
  • Vaccin viêm gan A và B
  • Vaccin phòng bệnh Sởi
  • Vaccin Viêm não Nhật Bản B
  • Vaccin thủy đậu
  • Vaccin phòng bệnh Rubella
Ngoài ra bác sỹ cũng khuyến cáo trẻ em nên được tiêm một liều vaccin phòng bệnh cúm hàng năm. Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cũng khuyến cáo trẻ em gái nên được chủng ngừa Papillomavirus (HPV) là nguyên nhân gây lây truyền các bệnh qua đường tình dục.
Kiểm tra thị lực
Con của bạn nên được kiểm tra về thị lực trước 5 tuổi ngay cả khi trẻ không mắc phải vấn đề nào về mắt. Nếu trẻ gặp phải bất cứ một vấn đề nào đó, việc kiểm tra sớm về thị lực sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời cho trẻ trước khi trở nên quá trầm trọng.
Kiểm tra răng miệng
 
 
Lúc con bạn mọc chiếc răng đầu tiên cũng là giai đoạn cần thiết chuẩn bị cho bé tới nha sĩ. Mọi cuộc kiểm tra sớm sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh nha chu và bảo vệ răng miệng cho trẻ. Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến khích nên đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng  trong vòng 6 tháng kể từ khi xuất hiện chiếc răng đầu tiên và không trễ hơn 1 tuổi.
Đo huyết áp và kiểm tra cholesterol máu
Cholesterol máu cao và bệnh tăng huyết áp không chỉ là các chứng bệnh của người lớn, trẻ em vẫn có nguy cơ mắc các bệnh này. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến cáo tất cả trẻ em từ 9 đến 11 tuổi nên được đo nồng độ cholesterol máu và kiểm tra huyết áp của trẻ hàng năm bắt đầu từ năm 3 tuổi.
Đo cân nặng và chiều cao
 
 
Đo chỉ số khối cơ thể (BMI) của con bạn là cách tốt nhất để theo dõi sự tăng trưởng và phát triển toàn diện. BMI được tính toán lấy cân nặng (tính bằng kg), chia cho số đo chiều cao bình phương (tính bằng m). Bác sỹ nhi khoa sẽ tiến hành theo dõi sự tăng trưởng vào mỗi lần khám định kỳ để xem liệu con bạn có gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe hay không.
Giai đoạn thanh thiếu niên (từ 13 đến 18 tuổi)
Khám định kỳ hàng năm
Trẻ em trong độ tuổi này nên được khám kiểm tra tổng thể hàng năm. Việc này sẽ giúp bác sỹ nắm được tình hình sức khỏe của trẻ và can thiệp kịp thời nếu có những vấn đề nghiêm trọng nào. Việc khám định kỳ cũng giúp trẻ có cơ hội được trao đổi với các bác sỹ về những thay đổi của cơ thể và nhận được những lời khuyên từ chuyên gia.
Kiểm tra về mặt cảm xúc
Lứa tuổi teen và thanh thiếu niên là giai đoạn có sự thay đổi thất thường về tính cách do có sự thay đổi về nội tiết tố. Rất nhiều thanh thiếu niên không đủ tin tưởng vào cha mẹ mình để tâm sự các vấn đề gặp phải trong cuộc sống. Trong trường hợp này nếu con bạn có những thay đổi bất thường về tâm trạng, cách cư xử hay có dấu hiệu rối loạn ăn uống, hãy thảo luận với một người khác hay hỏi ý kiến bác sỹ để được tư vấn.
Kiểm tra cột sống
 
Đây là một bài kiểm tra đơn giản nhưng vô cùng quan trọng để các bác sỹ xác định được độ cong vẹo cột sống của học sinh. Cong vẹo cột sống thường xuất hiện  do sự sai lệch tư thế (ngồi học với bàn ghế không phù hợp với chiều cao của học sinh, mang cặp sách quá nặng về một bên tay, vai; chiếu sáng kém, bắt buộc học sinh phải cúi đầu khi đọc, viết hoặc học nghề); do các tư thế xấu (đi, đứng, ngồi không đúng tư thế); cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi…Ngoài ra, cong vẹo cột sống còn có thể do trẻ mắc các bệnh liên quan đến cột sống, thể trạng học sinh kém do ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương) hoặc do ngồi, đi đứng quá sớm…Hiện nay, các trường học đều có những dịp kiểm tra sức khỏe định kỳ có kiểm tra cột sống hàng năm cho học sinh để xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh và có biện pháp điều trị.
Khám sản phụ khoa
 
Hiệp hội sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến cáo các bạn gái nên khám phụ khoa lần đầu vào khoảng từ 13 đến 15 tuổi, bất kể đã quan hệ tình dục hay chưa. Các buổi thăm khám này không bao gồm kiểm tra vùng chậu hoặc xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung xác định ung thư. Mục đích của lần khám đầu tiên là đặt nền móng cho những lần khám tiếp theo, các bạn gái cũng có thể trao đổi với bác sỹ về chu kỳ kinh nguyệt của mình, vấn đề tình dục và nhu cầu kiểm soát sinh sản để từ đó nhận được sự tư vấn phù hợp và chính xác.  
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

Xem thêm