Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nhiễm khuẩn sớm ở trẻ sơ sinh - Nhận biết và cách dự phòng

Nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh gồm các bệnh nhiễm khuẩn xuất hiện trong 28 ngày đầu sau sinh, là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ. Trẻ có thể bị nhiễm trùng từ trong bào thai, lúc sinh hoặc sau khi sinh. Do vậy, bố mẹ trẻ cần có những hiểu biết nhất định để tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh được chia thành nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (xảy ra trong vòng 72 giờ đầu sau sinh) hay còn gọi là nhiễm khuẩn từ mẹ truyền sang con và nhiễm khuẩn sơ sinh muộn (xảy ra sau 72 giờ đầu sau sinh).

1. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn sớm, trong đó chủ yếu được chia thành 2 nhóm sau:

- Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm: Có liên quan đến người mẹ, trẻ bị lây nhiễm vi khuẩn khi qua đường âm đạo.

- Các vi khuẩn phổ biến liên quan đến nhiễm trùng sớm bao gồm: Streptococcus nhóm B (GBS), Escherichia Coli, Staphylococcus Non Coagulase (tụ cầu không đông huyết tương), Haemophilus Influenzae, Listeria Monocytogenes.

Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm trùng từ trong bào thai, lúc sinh hoặc sau khi sinh.

2.  Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh sớm

Ở trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn sớm bao gồm các yếu tố sau:

Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ trước khi sinh. Liên cầu khuẩn nhóm B cư trú ở mẹ, nhiễm khuẩn niệu hoặc nhiễm trùng trong thai kỳ hiện tại.

- Ối vỡ sớm, nước ối bẩn.

- Sinh non chuyển dạ tự nhiên.

- Vỡ ối > 18 giờ ở trẻ đẻ non.

- Mẹ sốt lúc sinh > 38°C, hoặc được theo dõi hoặc xác định chẩn đoán viêm màng ối.

- Mẹ có nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng nặng cần tiêm kháng sinh trong khoảng thời gian 24 giờ trước và sau khi sinh.

- Trẻ sinh đôi cùng bị nghi ngờ hoặc xác định nhiễm trùng.

3. Nhận biết các dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ sinh sớm

Nếu sau khi sinh thấy bé có các biểu hiện dưới đây thì cần nghĩ đến nhiễm trùng ở trẻ:

- Bú kém hoặc bỏ bú.

- Li bì, khó đánh thức.

- Cử động ít hơn bình thường.

- Không dung nạp thức ăn (ví dụ: Nôn, chướng bụng, dịch dạ dày bẩn…).

- Rối loạn nhịp tim (nhịp chậm hoặc nhịp nhanh).

- Dấu hiệu suy hô hấp: Thở nhanh hoặc rút lõm lồng ngực nặng, cơn ngừng thở.

- Vàng da sớm 24 giờ đầu sau sinh.

- Nhiệt độ < 36°C hoặc > 38°C mà không giải thích được bằng các yếu tố môi trường.

- Thiểu niệu sau 24 giờ tuổi.

- Co giật, thóp phồng.

Điều cần lưu ý, nếu thấy trẻ có 1 trong các dấu hiệu trên, bố mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế khám ngay, để tránh nguy hại đến sức khoẻ của trẻ.

Trẻ li bì, khó đánh thức là một trong những dấu hiệu để nhận biết nhiễm trùng ở trẻ sinh sớm.

4. Chẩn đoán và xác định nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm

Để xác định nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm, các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm sau:

- Công thức máu: Bạch cầu trung tính < 2 hoặc >15 G/L, tiểu cầu < 100 G/L. Tỉ lệ bạch cầu non: Trưởng thành > 0,2.

- Đo CRP lúc trẻ có biểu hiện lâm sàng và 18 - 24 giờ sau, CRP > 10 mg/l.

- Đông máu có thể rối loạn (INR > 2).

- Tăng/ hạ đường huyết.

- Khí máu nếu trẻ có suy hô hấp: Toan chuyển hóa (BE ≥ -10).

- Cấy máu (trong tất cả trường hợp).

- Xem xét soi và cấy nước tiểu (không làm thường quy).

- Nếu có biểu hiện nhiễm khuẩn ở da, mắt, rốn thì cấy mủ. Nhiễm khuẩn mắt: Chú ý tìm Clamydia hoặc lậu cầu và bắt đầu kháng sinh toàn thân trong khi chờ kết quả.

- Chọc dịch não tủy nếu nhiễm trùng nặng hoặc có biểu hiện của viêm màng não mủ.

- Các thăm dò khác: X - quang ngực/bụng.

Xét nghiệm công thức máu để xác định nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm.

5. Điều trị nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm như thế nào?

Điều trị nhiễm khuẩn trẻ sơ sinh sớm được thực hiện nguyên tắc sau:

- Luôn luôn chú ý nguyên tắc vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị cho trẻ sơ sinh.

- Phát hiện và điều trị biến chứng: Suy hô hấp, sốc.

- Điều trị kháng sinh: Nếu nghi ngờ biểu hiện nhiễm trùng, tiến hành các xét nghiệm và bắt đầu sử dụng kháng sinh sớm nhất có thể.

- Phối hợp với điều trị nâng đỡ và điều trị các biến chứng khác.

+ Cân bằng thân nhiệt: Nếu trẻ sốt ≥ 38,5℃ thì dùng Paracetamol: 10-15mg/kg/1 lần, không quá 4 lần/ngày. Nếu trẻ bị hạ nhiệt độ < 36,5℃ ủ ấm bằng lồng ấp hoặc Kangaru.

+ Cân bằng nước, điện giải, toan kiềm.

+ Chống suy hô hấp cấp: Oxy liệu pháp,thở CPAP, hô hấp hỗ trợ.

+ Chống rối loạn đông máu.

- Thay máu: Thay máu một phần trong trường hợp nhiễm trùng nặng, có tác dụng giảm độc tố và nồng độ vi khuẩn.

Nếu trẻ sơ sinh bị nhiễm khuẩn sốt ≥ 38,5℃ thì dùng Paracetamol 10-15mg/kg/1 lần để hạ sốt cho trẻ.

6. Dự phòng nhiễm khuẩn sơ sinh, bố mẹ cần lưu ý điều gì?

Phát hiện sớm và điều trị có hiệu quả các trường hợp nhiễm khuẩn ở mẹ trong thời gian mang thai, tránh lây nhiễm sang con.

- Bảo đảm nguyên tắc vô khuẩn trong chăm sóc và điều trị sơ sinh.

- Tắm và vệ sinh trẻ đúng cách, đặc biệt lưu ý khi chăm sóc các vùng da, rốn, mắt.

- Phòng ngủ cho trẻ cần thoáng, ấm, sạch và có đủ ánh sáng.

- Cho trẻ bú sữa mẹ sớm sau sinh vì trong sữa mẹ có kháng thể giúp trẻ có thể chống chọi với tác nhân bên ngoài môi trường.

- Giáo dục cho bà mẹ và gia đình ý thức vệ sinh trong quá trình chăm sóc trẻ, rửa tay trước và sau khi chăm sóc trẻ, chăm sóc vệ sinh da, mắt, rốn cho trẻ.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B ở trẻ em.

BS. Lê Trương Tuyết Minh - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm