Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân khiến phân của bạn có màu đen

Phân đen không phải luôn luôn là do một vấn đề lớn. Có nhiều lý do khiến phân bạn có màu đen, từ việc bổ sung sắt cho đến việc ăn bánh Oreo cũng có thể khiến phân bạn có màu đen. Điều này đặc biệt đúng đối với những người đã phẫu thuật cắt bỏ đại tràng, bởi vì thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn như ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng bị chảy máu đường tiêu hóa trong quá khứ, phân sẽ có mùi hôi hoặc nếu tình trạng phân đen kéo dài hơn một vài ngày, bạn nên đến gặp bác sỹ

Những điều bạn cần biết về phân đen

  • Hầu hết các trường hợp phân đen là do ăn thức ăn đen hoặc uống bổ sung sắt
  • Tình trạng phổ biến nhất gây phân đen là loét hoặc chảy máu.
  • Phân đen do máu chỉ ra một vấn đề ở đường tiêu hóa trên.
  • Máu trong phân có thể được phát hiện thông qua xét nghiệm phân.
  • Phân đen cùng với đau bụng, nôn, hoặc tiêu chảy là nguyên nhân để đi khám bác sĩ ngay lập tức.
  • Nếu nghi ngờ có máu trong phân, bạn nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt.

Phân đen gây ra bởi thực phẩm hoặc thực phẩm bổ sung

Phân đen có thể do thức ăn, thực phẩm bổ sung, uống thuốc hoặc khoáng chất gây ra. Bổ sung sắt, dùng một mình hoặc là một phần của một loại vitamin tổng hợp để điều trị thiếu máu do thiếu sắt, có thể gây phân đen hoặc phân xanh. Thực phẩm có màu xanh đậm, đen hoặc xanh lá cây cũng có thể gây phân đen. Các chất thường được phát hiện là gây phân đen bao gồm:

  • Cam thảo đen
  • Quả việt quất
  • Chất bổ sung sắt
  • Chì
  • Bismuth (Pepto-Bismol)

Nếu bạn nhìn thấy phân đen và điều này xuất hiện khi bạn ăn một loại thực phẩm nào đó thì là bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sỹ nếu phân của mình có màu đen mà không phải do các nguyên nhân trên.

Phân đen gây ra bởi máu

Chảy máu xuất phát từ hệ tiêu hóa trên, chẳng hạn như thực quản hoặc dạ dày, có thể gây phân đen. Khi máu đi qua cơ thể và tương tác với các enzym trong quá trình tiêu hóa, máu thay đổi từ màu đỏ sang màu đen. Máu đỏ trong phân thường là từ đoạn thấp hơn trong đường tiêu hóa, chẳng hạn như trực tràng hoặc đại tràng. Máu từ đoạn thấp hơn trong hệ thống tiêu hóa sẽ được tiếp xúc với quá trình tiêu hóa ít hơn và có thể giữ được màu đỏ.

Nếu phân màu đen kèm theo các triệu chứng khác như cảm thấy suy nhược hoặc ngất xỉu, chóng mặt, đau hoặc nôn, đặc biệt nếu có máu trong chất nôn, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Hãy trao đổi với bác sỹ về các yếu tố nguy cơ gây chảy máu đường tiêu hoá và kiểm tra xem, liệu bạn có các yếu tố nguy cơ dưới đây hay không:

  • Bệnh gan
  • Ung thư
  • Tổn thương Dieulafoy (một tình trạng hiếm gặp của dạ dày)
  • Viêm loét thực quản
  • Viêm loét dạ dày
  • Thiếu máu cục bộ ruột
  • Tổn thương trong thực quản (tổn thương Mallory-Weiss)
  • Giãn tĩnh mạch (tĩnh mạch lớn bất thường) trong thực quản hoặc dạ dày

Chẩn đoán máu trong phân

Chỉ riêng tình trạng phân màu đen là chưa đủ để chẩn đoán tình trạng có máu trong phân. Do đó, một bác sĩ sẽ cần phải xác nhận liệu có thực sự là máu trong phân. Điều này có thể được thực hiện thông qua khám  trực tràng. Hoặc, nó có thể được thực hiện bằng cách lấy mẫu phân, sau đó được gửi đến một phòng thí nghiệm để đánh giá.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Tại sao trẻ lại đi ngoài phân xanh?

CTV Võ Dung

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

Xem thêm