Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm khớp dạng thấp và mất cân bằng hormone

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh tự miễn gây nên viêm khớp mạn tính.

Hệ miễn dịch của cơ thể bắt đầu tấn công chính mình thay vì những kháng nguyên lạ ví dụ như vi khuẩn hoặc virus. Hậu quả của tình trạng này là sự dày lên của bao khớp, gây nên sưng đau. Qua thời gian, viêm khớp dạng thấp (VKDT) có thể dẫn đến mất sụn và xương, cũng như biến dạng khớp. Căn bệnh này phổ biến ở nữ gấp 3 lần nam giới. Phụ nữ thường mắc phải rối loạn này trong độ tuổi từ 30 đến 60, còn nam giới thường mắc bệnh này vào độ tuổi muộn hơn.

Triệu chứng của VKDT 

Triệu chứng của VKDT bao gồm :

  • Đau, sưng, đỏ các khớp
  • Cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng, có hể kéo dài đến vài giờ
  • U cứng dưới da vùng cánh tay
  • Sốt
  • Mệt mỏi
  • Biến dạng các khớp dần dần xuất hiện theo thời gian và mức độ nặng của bệnh
  • Giảm cân không kiểm soát

VKDT thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ của cơ thể trước, đặc biệt là những khớp ở ngón tay, ngón chân. Qua  thời gian, VKDT có thể lan đến những khớp sau :

  • Cổ tay
  • Khuỷu tay
  • Mắt cá
  • Khớp hông
  • Khớp vai
VKDT cũng có thể ảnh hưởng nhiều hơn lên các khớp của bạn. Triệu chứng có ở những phần khác của cơ thể bao gồm :
  • Da
  • Mắt
  • Phổi
  • Mạch máu

VKDT có thể xuất hiện theo nhiều cách. Tuy nhiên, triệu chứng thường đối xứng, có nghĩa là chúng ảnh hưởng như nhau lên các khớp ở cả 2 bên cùng một lúc. Triệu chứng cũng có tính di chuyển, tức là viêm các khớp này rồi tự hết và chuyển sang các khớp khác. Các đợt viêm khớp có thể kéo dài trong vài tuần sau đó các triệu chứng tự hết nhưng tái phát nhiều đột trong năm.

Nguyên nhân gây VKDT là gì ?

Nguyên nhân chính xác của VKDT chưa được biết đến, nhưng như hầu hết các bệnh tự miễn, có nhiều yếu tố khác nhau như do gen hoặc do môi trường có thể dẫn đến bệnh VKDT. Trong đó, yếu tố về gen được coi là yếu tố nguy cơ cao hơn. Những yếu tố khác vẫn đang được nghiên cứu, ví dụ như béo phì và sự kích thích từ môi trường.

Hormone ảnh hưởng đến VKDT như thế nào ?

Các chuyên gia y tế đã nghiên cứu mối liên hệ giữa VKDT và hormone. Với phụ nữ, duy trì hàm lượng hormone sinh dục estrogen và progesteron ổn định giúp chống lại VKDT.

Nghiên cứu trong một nhóm nhỏ phụ nữ trung niên mắc VKDT cho thấy họ có xu hướng xuất hiện ít những triệu chứng của khớp trong suốt thời kì rụng trứng trong chu kì kinh nguyệt và mang thai. Đây cũng là khoảng thời gian mà nồng độ estrogen và progesteron tăng cao. Phụ nữ mắc VKDT cũng cho biết những triệu chứng của họ tồi tệ hơn sau khi sinh con và trong suốt tuần thứ 2 của chu kì kinh nguyệt khi nồng độ hormone sinh dục là thấp nhất.

Nồng độ hormone sinh dục ở phụ nữ giảm dần theo tuổi. Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc đã qua giai đoạn mãn kinh có sự giảm nồng độ những hormone này và đây được cho là lí do tại sao nhóm phụ nữ này mắc VKDT nhiều hơn những đối tượng khác. Điều này cũng là lí do vì sao một số bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mãn kinh nên bắt đầu điều trị bằng liệu pháp hormone thay thế.

Nghiên cứu cho rằng liệu pháp hormone thay thế sử dụng kết hợp progesteron và estrogen, có thể giảm triệu chứng chung của VKDT ở phụ nữ. Tuy nhiên, iệu pháp hormone thay thế có thể tăng sự nhạy cảm với bệnh trong các đợt cấp. Những ảnh hưởng có thể xảy ra bao gồm :

  • Tích nước
  • Ngực căng hoặc sưng lên
  • Đau đầu
  • Thay đổi cảm xúc

Bạn cần hiểu những ảnh hưởng có thể xảy ra khi sử dụng liệu pháp hormone thay thế trước khi bạn bắt đầu điều trị.

Các phương pháp điều trị VKDT khác

Tổn thương khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan của cơ thể. Do sự tổn thương không thể phục hồi, nên chẩn đoán và điều trị sớm thường cho kết quả tốt nhất.

Kiểm soát triệu chứng và ngăn tổn thương khớp

Không có phương pháp chữa khỏi VKDT, chính vì thế mục đích chính của việc điều trị là kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương khớp. Những điều trị phổ biến với VKDT bao gồm :

  • Thuốc kháng viêm không chứa steroid để giảm đau và chống viêm 
  • Thuốc steroid để giảm đau và chống viêm
  • Thuốc chống viêm khớp để làm giảm tiến triển của VKDT
  • Liệu pháp sinh học để ngăn những phần của hệ miễn dịch khởi phát quá tình viêm

Tham khảo về những lợi ích và tác dụng phụ của từng loại thuốc, tuân thủ hướng dẫn của bác sỹ khi điều trị là rất quan trọng.

Vật lí trị liệu

Bác sỹ vật lí trị liệu có thể hướng dẫn bạn những bài tập giúp giữ khớp dẻo dai, làm giảm một số triệu chứng của VKDT. Bác sỹ cũng đưa ra những cách dễ hơn để thực hiện những hoạt động hàng ngày và cho bạn thấy cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ .

Phẫu thuật

Trong những trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật được tiến hành để thay thế khớp bị tổn thương nặng. Phẫu thuật cho phép một người mắc VKDT khôi phục lại phần nào hoạt động của các khớp bị tổn thương; đồng thời làm giảm đau và sửa chữa những biến dạng khớp gây ra bởi VKDT. Có một vài thủ thuật bao gồm :

  • Thay khớp toàn bộ: Những phần tổn thương của khớp được loại bỏ và thay bằng khớp giả được làm từ kim loại và nhựa tổng hợp.
  • Sửa gân: Gân bị đứt hoặc có nguy có bị đứt xung quanh khớp bị ảnh hưởng được sửa chữa.
  • Nối lại khớp: một khớp được nối với một xương hoặc khớp khác để giúp chúng cố định và giảm đau. Lựa chọn này được sử dụng khi không có khả năng thay thế khớp.

Như hầu hết các ca phẫu thuật, phẫu thuật VKDT có nguy cơ chảy máu, nhiễm trùng, và đau. Do vậy hãy hỏi ý kiến bác sỹ kỹ lưỡng trước khi tiến hành các thủ thuật trên khớp.

Bạn có thể làm gì?

Hiện nay, mối liên hệ giữa hormone và VKDT vẫn còn rất nhiều điểm cần nghiên cứu làm sáng tỏ. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về hàm lượng hormone nào có thể ngăn chặn hiệu quả hoặc làm giảm những triệu chứng của VKDT ở phụ nữ.

Do vậy bạn hãy tìm hiểu thêm các thông tin về VKDT và nên đi khám bác sỹ ngay khi phát hiện bất cứ triệu chúng nào của bệnh để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nấu ăn giảm viêm cho người viêm khớp dạng thấp

Bình luận
Tin mới
  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

Xem thêm