Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật và hiểu lầm về sốc phản vệ

Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng gây đe dọa tính mạng có nguyên nhân có thể là do nọc độc, dị ứng thực phẩm hoặc dị ứng thuốc. Tuy nguy hiểm như vậy, nhưng lại có rất nhiều hiểu lầm xung quanh tình trạng sống phản vệ cũng như điều trị sốc phản vệ.

Sự thật và hiểu lầm về sốc phản vệ

Dưới đây là một vài hiểu lầm, và sự thật đằng sau những hiểu lầm này.

Hiểu lầm: Sẽ luôn có phản ứng dị ứng trên da trước mỗi lần sốc phản vệ

Sự thật: Rất nhiều trường hợp sốc phản vệ sẽ xuất hiện phản ứng dị ứng trên da trước, nhưng có đến 10-20% số trường hợp sốc phản vệ được ghi chép lại là không xuất hiện bất cứ phản ứng dị ứng trên da nào.

Hiểu lầm: Để điều trị sốc phản vệ, bạn nên thử sử dụng antihistamine trước khi sử dụng epinephrine.

Sự thật: Antihistamine có tác dụng rất chậm và chưa có bằng chứng chứng minh rằng antihistamine có tác dụng điều trị sốc phản vệ. Lựa chọn đầu tiên nên nghĩ đến khi điều trị sốc phản vệ là epinephrine.

Hiểu lầm: Bạn nên đợi càng lâu càng tốt (nếu được) để tiêm epinephrine vào người, và nếu được, nên đợi đến lúc xe cấp cứu đến và để đội ngũ nhân viên y tế làm việc này.

Sự thật: Tử vong do sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng 30 phút. Do vậy, từng giây từng phút đều là rất quan trọng, và không nên đợi để tiêm epinephrine khi đã bị sốc phản vệ. Cho dù phản ứng sốc phản vệ là nhẹ hay nặng, thì nạn nhân cũng nên được tiêm epinephrine càng sớm càng tốt.

Hiểu lầm: Epinephrine rất nguy hiểm

Sự thật: Nguy cơ tử vong do sốc phản vệ lớn hơn rất nhiều so với những phản ứng phụ do sử dụng epinephrine gây ra.

Hiểu lầm: Để ngăn chặn tình trạng dị ứng ở trẻ nhỏ và có thể dẫn đến sốc phản vệ, thì bạn nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng từ những năm đầu đời.

Sự thật: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ em tiếp xúc với một số tác nhân dị ứng sớm thậm chí có thể bảo vệ chúng khỏi chứng dị ứng (và có thể dẫn đến sốc phản vệ) sau này. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa về vấn đề này.

Hiểu lầm: Bạn có thể dự đoán trước được tình trạng sốc phản vệ

Sự thật: Không có triệu chứng nào có thể giúp bạn dự đoán trước tình trạng sốc phản vệ. Mức độ nghiêm trọng của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh dị ứng, lượng tác nhân dị ứng mà bạn đã tiếp xúc, cách tiếp xúc với các tác nhân dị ứng (hít, ăn, nuốt hay tiêm) và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn.

Hiểu lầm: Không nên tiêm epinephrine cho trẻ em có cân nặng dưới 25kg.

Sự thật: Các con số thống kê cho thấy, việc tiêm epinephrine là an toàn cho trẻ nặng từ 10 kg trở lên.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sốc phản vệ: Những điều cần biết

Ts.Bs Trương Hồng Sơn -Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 10/04/2025

    Sữa chua có thật sự là 'siêu thực phẩm' ngừa loãng xương?

    Các nhà khoa học đang nghiên cứu về các sản phẩm sữa lên men như sữa chua và men vi sinh có thể giúp ngăn ngừa loãng xương hay không. Liệu chúng có phải là chìa khóa giúp xương chắc khỏe hơn không?

  • 10/04/2025

    Ngày nào cũng ăn chuối có được không?

    Nhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

  • 10/04/2025

    Chơi game nhiều có thể dẫn đến tính cách ưa bạo lực?

    Mặc dù đứng trước những cáo buộc từ báo chí và cộng đồng mạng về việc chơi game có thể thúc đẩy các bạn trẻ, thanh niên dẫn đến bạo lực, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có mối liên hệ giữa chơi game và bạo lực. Tuy vậy WHO đã xếp chứng nghiện game là một dạng rối loạn tâm thần từ năm 2019. Vậy chúng ta có nên ngăn con cái chơi game không

  • 09/04/2025

    7 lý do để phụ nữ ăn dứa mỗi ngày

    Dứa là một loại cây nhiệt đới với hương vị tươi ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Các chất dinh dưỡng trong dứa có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là với phụ nữ

  • 08/04/2025

    Thực phẩm nào có thể gây bệnh ngộ độc thịt do Botulinum cực nguy hiểm?

    Bệnh ngộ độc thịt là một tình trạng nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium botulinum tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, bệnh có thể gây tử vong.

  • 08/04/2025

    Cân bằng công việc và cuộc sống: Giữ gìn sức khỏe tinh thần cho người trưởng thành

    Áp lực công việc và cuộc sống ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần như thế nào? Các dấu hiệu cảnh báo kiệt sức, stress là gì? Các phương pháp giúp người trưởng thành cân bằng công việc và cuộc sống, duy trì sức khỏe tinh thần: quản lý thời gian, thư giãn, rèn luyện thể chất...

  • 08/04/2025

    Uống diệp lục mang lại lợi ích gì?

    Một số nghiên cứu cho thấy diệp lục có thể giúp chữa lành da, bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, giảm cân cùng nhiều lợi ích khác. Tuy nhiên, diệp lúc có thật sự “thần thánh” như các quảng cáo vẫn đưa tin hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 07/04/2025

    10 loại thực phẩm có nhiều canxi hơn một ly sữa

    Mặc dù sữa nổi tiếng vì chứa nhiều canxi nhưng có nhiều loại thực phẩm khác có thể giúp mọi người đáp ứng nhu cầu bổ sung canxi mỗi ngày.

Xem thêm