Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn hay nên kiêng thịt gà?

Một số người bệnh sốt xuất huyết lo sợ tiêu chảy nên kiêng khem quá mức, chỉ ăn cháo thịt heo nạc chứ không dám ăn các món giàu đạm như thịt bò, thịt gà vì sợ lâu khỏi bệnh.

Kiêng thịt gà khi bị sốt xuất huyết vì sợ người đau nhức

Sau mấy ngày sốt, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, chị Nguyễn T.V. (Cầu Giấy, Hà Nội) có chỉ định nhập viện sau khi làm xét nghiệm sốt xuất huyết, tiểu cầu giảm xuống ở mức nguy hiểm. Những ngày nằm viện, ngoài truyền dịch và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, chị được bác sĩ khuyên nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nhưng do cơ thể suy nhược, chán ăn và muốn kiêng cho lành nên chị dặn người nhà chỉ nấu cháo thịt heo nạc chứ không ăn thịt gà vì sợ đau nhức người.

Suy nghĩ của chị V. cũng là quan điểm chung của rất nhiều người, khi ốm chỉ ăn thịt heo nạc là lành nhất, đề phòng bị rối loạn tiêu hóa vì ăn nhiều đạm, cơ thể không hấp thu được, do đó kiêng hoàn toàn thịt bò, thịt gà.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Vũ Đức Định, nguyên giảng viên bộ môn nội tiêu hóa tại Học viện Quân y, người sốt xuất huyết rất mệt, nên ăn những thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như món cháo gà, súp gà, miến gà. Chú ý lựa chọn thịt gà tươi và chế biến kỹ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người bệnh.

Ngoài ra nên tăng cường các loại trái cây nhiều vitamin, khoáng chất... Kiêng khem quá kỹ có thể khiến người bệnh thêm suy nhược và chậm phục hồi.

Bệnh nhân bị sốt xuất huyết nên thêm cháo vào chế độ ăn uống trong khi bị sốt xuất huyết. Để phục hồi nhanh chóng sau bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân cần có carbohydrate và cháo là nguồn cung cấp carbohydrate tuyệt vời. Cháo gà chính là nguồn dinh dưỡng rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Lợi ích sức khỏe của thịt gà

Trên thực tế, thịt gà có những lợi ích về sức khỏe đã được ghi nhận là một thực phẩm thay thế rất tốt cho các loại thịt đỏ.

Thịt gà chứa nhiều protein chất lượng cao và không chứa nhiều chất béo - đặc biệt nếu bạn ăn thịt nạc. Ngoài hàm lượng protein phong phú, thịt gà còn chứa: Vitamin B12, tryptophan, choline, kẽm, sắt, đồng.

Người bệnh sốt xuất huyết nên ăn hay nên kiêng thịt gà? - Ảnh 2.

Thịt gà nạc bỏ da nấu cháo hoặc súp rất tốt cho người bệnh sốt xuất huyết.

Phi lê ức gà sống, không xương, không da chứa:

  • Lượng calo: 120

  • Chất đạm : 26 gram

  • Chất béo : 2 gam

  • Carbohydrate : 0 gram

  • Chất xơ : 0 gram

  • Đường: 0 gram

Protein nạc trong thịt gà là một nguồn axit amin tuyệt vời. Cơ thể chúng ta sử dụng các axit amin để xây dựng mô cơ, một thứ đặc biệt quan trọng khi cơ thể ốm hoặc khi tuổi cao. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, lượng protein cao hơn sẽ giúp duy trì mật độ khoáng chất của xương. Ăn thịt gà có thể giúp xây dựng cơ bắp mạnh mẽ hơn và thúc đẩy xương khỏe mạnh hơn.

Ngoài ra đã có nghiên cứu cho thấy, 25-30 gam protein mỗi bữa có thể giúp chúng ta cảm thấy no hơn. Các bữa ăn giàu protein có thể khiến chúng ta cảm thấy no hơn mặc dù chúng ta ăn ít hơn, giúp thúc đẩy quá trình quản lý cân nặng tốt hơn. Cân nặng khỏe mạnh hơn dẫn đến cải thiện các yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề về tim như mức chất béo trung tính cao và huyết áp cao.

Ngoài ra, thịt gà chứa axit amin tryptophan, có liên quan đến mức độ cao hơn của serotonin (hormone "cảm thấy tốt") trong não của con người.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Sau sốt xuất huyết, người bệnh nên ăn gì và kiêng gì để mau phục hồi?

Theo sức khỏe đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

Xem thêm