Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thật về cà phê không caffeine

Cà phê decaf (cà phê đã loại bỏ caffeine) đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Hãy xem xét những lợi ích và hạn chế của loại đồ uống này trước khi bạn quyết định sử dụng nó.

Cà phê decaf có nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại một số hạn chế.

Lợi ích của cà phê decaf

An toàn hơn cho dạ dày nhạy cảm

Cà phê decaf thường ít acid hơn cà phê thông thường, vì quá trình khử caffeine đã đồng thời loại bỏ một số hợp chất có tính acid. Điều này làm cho cà phê decaf trở thành lựa chọn an toàn hơn cho những người có dạ dày nhạy cảm, cải thiện tình trạng ợ nóng hoặc trào ngược acid.

Ít gây hại cho răng hơn

Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), cà phê decaf có lượng acid và caffeine ít hơn cà phê thông thường nên ít có khả năng gây ra các vết ố vàng trên răng, ngăn ngừa bào mòn men răng. Điều này cũng giúp bảo vệ răng khỏi bị nhiễm trùng và sâu răng.

Có ít caffeine hơn

Cà phê decaf sau khi được khử caffeine, chứa ít hơn 95% lượng caffeine so với cà phê thông thường (chỉ còn khoảng 2-15 miligram caffeine/cốc). Điều này phù hợp với những người:

- Nhạy cảm với caffeine: Những người này đặc biệt nhạy cảm với caffeine, dễ bị bồn chồn, khó ngủ nếu uống caffeine.

‌- Người đang mang thai: Thai phụ thường được khuyên nên hạn chế caffeine mỗi ngày, do đó cà phê decaf có thể an toàn hơn.

- Người bị trào ngược acid dạ dày: Điều này là do caffeine làm tăng sản xuất acid trong dạ dày.

Hạn chế của cà phê decaf

Cà phê decaf có thể chứa hóa chất gây hại nếu uống với lượng lớn

Cà phê decaf có thể chứa hóa chất gây hại nếu uống với lượng lớn.

Nguy cơ chứa các hóa chất có hại

Để loại bỏ caffeine, hạt cà phê cần phải trải qua quá trình xử lý, một số quy trình này liên quan đến việc sử dụng các dung môi hóa học. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ , sau khi khử, cà phê decaf có thể chứa methylene chloride (chất được sử dụng tẩy sơn, tẩy dầu mỡ, làm sạch).

Tùy thuộc vào loại và mức độ tiếp xúc, methylene chloride có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như buồn ngủ, chóng mặt, tê bì, ngứa ran chân tay và buồn nôn. Vì vậy, bạn nên mua sản phẩm cà phê decaf đảm bảo chất lượng và đã được kiểm chứng về độ an toàn của dung môi hóa học.

Nguy cơ tăng cholesterol

Cà phê decaf thường được làm bằng hạt cà phê có hàm lượng chất béo cao hơn, chứa nhiều dầu tự nhiên gọi là diterpene có thể làm tăng mức cholesterol LDL có hại cho sức khỏe. Mức cholesterol LDL cao có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Vì vậy, theo CDC Hoa Kỳ, nếu bạn có tiền sử bệnh về tim mạch, bạn không nên hoặc cần hạn chế cà phê decaf.

Ít hợp chất hoạt tính sinh học hơn

 Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), các hợp chất hoạt tính sinh học có thể hỗ trợ sức khỏe tổng thể và có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư. Tuy nhiên, quá trình khử caffeine không chỉ loại bỏ caffeine mà còn loại bỏ các hợp chất hoạt tính sinh học lành mạnh này.

Vậy cà phê decaf hay cà phê thông thường tốt cho sức khỏe hơn?

Nhìn chung, cà phê thường và cà phê decaf đều có giá trị dinh dưỡng ngang nhau. Tùy thuộc vào sở thích, tình trạng sức khỏe của bạn để chọn loại cà phê phù hợp. Nếu bạn đang theo dõi mức cholesterol của mình hoặc chỉ đơn giản là thích các sản phẩm cà phê ít chế biến hơn, decaf có thể không phải là lựa chọn tốt nhất cho bạn.

Ngược lại, decaf có thể là lựa chọn tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người nhạy cảm với caffeine, trào ngược acid dạ dày và phụ nữ đang mang thai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Phụ nữ mang thai có uống cà phê khử caffeine được không?

Nguyễn Thanh - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm