Mang cơn bực tức theo người vào giấc ngủ là một trong những điều gây tổn thương nhất không chỉ cho bản thân mà cả với người xung quanh bạn. Khi còn tỉnh táo, ta có cơ hội để xử lý và buông bỏ những cảm xúc tiêu cực. Nhưng khi lên giường đi ngủ, cơn khó chịu khó lòng được nguôi ngoai mà lại còn dễ lớn dần hơn, dễ dàng “châm ngòi” cho nhiều tác hại kéo theo khác.
1. Cơn tức giận phá hỏng giấc ngủ
Căng thẳng và cảm giác nặng nề là nguyên nhân kích hoạt phản ứng phòng vệ cao độ của cơ thể. Do đó, việc ngủ ở thời điểm này trở nên khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giấc ngủ bị gián đoạn cũng có thể gây ra nhiều sự giận dữ hơn, khiến bạn có nhiều khả năng thức dậy trong trạng thái mệt mỏi, mất sức thay vì sảng khoái. Trong trường hợp này, tức giận dẫn đến việc ngủ không ngon, và việc ngủ không ngon giấc lại tiếp tục dẫn đến nhiều bực dọc, tạo thành một chu kỳ khép kín không mấy dễ chịu.
2. Gây tổn hại sức khỏe
Các nhà khoa học đã xác định rằng chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của một người. Thông thường, giấc ngủ đóng vai trò như là một “liệu pháp qua đêm”, giúp chúng ta ổn định cảm xúc để có thể đối diện với cảm xúc của mình vào ngày hôm sau tốt hơn. Nhưng sự tức giận và căng thẳng dữ dội có thể gây cản trở đến quá trình này. Cảm xúc tiêu cực giải phóng hormone căng thẳng, khiến bạn trở nên cáu kỉnh hơn, nhiều triệu chứng đáng lo ngại cũng có thể đi kèm theo đó.
Về lâu dài, hành vi này còn có thể dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc và thậm chí là xu hướng gặp ác mộng. Trong trường hợp xấu nhất, các vấn đề về sức khỏe tinh thần, chẳng hạn như trầm cảm, cũng có thể xuất hiện.
3. Khó quên đi cảm xúc tiêu cực hơn
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, chúng ta ít có khả năng khống chế trải nghiệm tiêu cực hơn nếu đi ngủ ngay sau đó thay vì tập trung xử lý vấn đề rồi mới đi ngủ. Giấc ngủ vốn có khả năng phóng đại cảm xúc, suy nghĩ. Khi ngủ, bộ não xử lý thông tin mới và lưu trữ chúng vào bộ nhớ ngắn hạn và dài hạn. Sự tức giận sẽ dễ dàng được “chuyển tiếp” vào trí nhớ dài hạn, dễ gây nên ảnh hưởng lâu dài.
Trải nghiệm tồi tệ sẽ giảm đi đáng kể nếu chúng ta còn tiếp tục thức để nhìn nhận thấu đáo. Trong khi đó, giấc ngủ lại góp phần “bảo vệ” phản ứng cảm xúc tiêu cực. Khi cảm giác tồi tệ đã được củng cố và lưu lại trong trí nhớ, bạn sẽ khó có thể kìm nén chúng trong tương lai.
4. “Giết chết” sự thân mật
Buổi tối muộn thường được xem là thời gian “vàng” cho sự gần gũi của các cặp đôi. Việc đi ngủ trong bực bội không những phá tan hứng thú thân mật vào lúc đó mà còn góp phần thiết lập một kiểu mẫu không tốt. Dần dà, bạn sẽ vô thức liên hệ giờ đi ngủ của mình với sự tức giận thay vì sự thoải mái, và thậm chí là kết nối điều này với “nửa kia” của mình. Nếu điều này lặp lại thường xuyên, mối quan hệ của hai người sẽ bị đe dọa.
5. Thể hiện tín hiệu tiêu cực đến “nửa kia”
Những hành động bộc phát như xoay trở người, kéo chăn kín mặt khi đang bực tức vì tranh cãi có thể khiến người kia nghĩ rằng bạn muốn tuyên bố là mình xem trọng việc "chiến thắng" trong xung đột hơn là duy trì một mối quan hệ lành mạnh. Bạn có thể không cố ý truyền đạt điều đó, nhưng đây thường là cách người khác diễn giải những phản ứng này. Các bạn đối mặt và giải quyết những bất đồng có thể củng cố hoặc phá vỡ mối quan hệ của chính bạn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều nên làm và không nên làm khi bạn tức giận.
Dầu dừa là một chất dưỡng ẩm tự nhiên. Nhiều người bị chàm nhận thấy dầu dừa có tác dụng làm dịu da và giảm các triệu chứng như khô và ngứa.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Mật ong với nghệ có thể được dùng cùng nhau trong chế độ ăn hằng ngày và thực phẩm bổ sung, vậy tác dụng của chúng có mạnh hơn khi kết hợp?
Du lịch là dịp để khám phá thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa và tận hưởng những khoảnh khắc thư giãn. Tuy nhiên, bên cạnh những điều thú vị, các chuyến đi đôi khi cũng tiềm ẩn những rủi ro nhỏ nhưng phiền toái, chẳng hạn như những vết thương do côn trùng cắn
Sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên có trong chế độ ăn hằng ngày, trong đó sữa nguyên chất được đánh giá là nguồn cung cấp protein tốt. Tìm hiểu về dinh dưỡng, lợi ích và rủi ro khi tiêu thụ sữa nguyên chất.
Một số ứng dụng có thể cho bạn biết bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và bạn dành bao nhiêu thời gian cho từng ứng dụng. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng mình sử dụng điện thoại quá nhiều, việc nhìn thấy những con số thống kê tần suất sử dụng có thể khiến bạn muốn đặt điện thoại xuống.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Quan niệm sai về hàm lượng cholesterol trong trứng đã khiến nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tim hoặc đái tháo đường, loại bỏ trứng khỏi chế độ ăn uống của mình.