Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm khi thời tiết chuyển mùa

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra khi ăn uống thực phẩm bị nhiễm khuẩn, bị biến chất hoặc nhiễm độc. Đặc biệt, trong thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường khiến cho thức ăn rất dễ bị ôi thiu, hư hỏng. Dưới đây là cách phòng tránh tình trạng này.

Ngộ độc thực phẩm bắt nguồn từ chất lượng thức ăn ta nạp vào cơ thể.

Kiểm tra hạn sử dụng

Việc này cho bạn biết thời hạn mà thực phẩm có thể giữ được giá trị dinh dưỡng và bảo đảm an toàn trong điều kiện bảo quản được ghi trên nhãn. Vì vậy, bạn nên lưu ý đến ngày hết hạn của thực phẩm, đặc biệt là những mặt hàng dễ hư hỏng như các sản phẩm từ sữa, các loại thịt.

Không nên sử dụng bất kỳ thực phẩm nào đã quá hạn sử dụng, hoặc thực phẩm có mùi bất thường dù chưa hết hạn. Ngoài ra, bạn cần tránh mua các sản phẩm đóng gói đã bị rách, vỡ túi bọc hoặc màng bọc, hộp bị móp hoặc phồng lên, vì đây có thể là dấu hiệu của việc thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn.

Rửa các sản phẩm tươi

Rửa thực phẩm giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan

Rửa thực phẩm giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, trái cây và rau củ thường dễ bị nhiễm khuẩn, nhất là vi khuẩn E. coli. Vì vậy, dù bạn không ăn vỏ của chúng, bạn cũng nên rửa sạch chúng với nước, tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Để rửa trái cây, rau củ đúng cách, trước tiên, bạn nên cắt bỏ những phần đã bị thâm, úa màu hay hư hỏng, sau đó rửa sạch với nước. Bạn không nên sử dụng xà phòng, chất tẩy trắng, hoặc bất kỳ chất tẩy rửa nào để làm sạch thực phẩm. Với những loại củ, quả cứng (như các loại dưa), bạn có thể dùng bàn chải sạch để chà dưới vòi nước. Lau khô trái cây, rau với khăn giấy hoặc khăn vải sạch trước khi bảo quản trong tủ lạnh.

Ngoài ra, theo Cơ quan Kiểm dịch và An toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), bạn không nên rửa thịt, thịt gia cầm, trứng, vì có thể làm lây lan vi khuẩn ra khu vực bồn rửa, thực phẩm khác để gần. Vì vậy, để loại bỏ vi khuẩn trong thịt, bạn nên nấu chúng đến nhiệt độ thích hợp (tối thiểu 165 độ C). Bạn cũng cần rửa sạch tay sau khi chạm vào thịt sống, đồng thời rửa sạch thớt, dao sau khi thái thịt để tránh nhiễm khuẩn sang thực phẩm khác.

Sắp xếp thực phẩm tránh nhiễm khuẩn chéo

Khi mua hàng cũng như khi bảo quản thực phẩm, bạn cần lưu ý sắp xếp các thực phẩm trong giỏ hàng, đóng túi và bảo quản trong tủ lạnh để tránh nước từ các thực phẩm sống như thịt, cá, hải sản có thể chứa vi khuẩn lây lan sang các thực phẩm khác. Khi chế biến thức ăn, nếu dùng chung thớt, dao thì bạn nên cắt rau quả trước, rửa sạch rồi mới cắt, thái các loại thịt sống.

Chú ý nhiệt độ bảo quản

Điều này đặc biệt quan trọng với các thực phẩm dễ hỏng, chế biến sẵn như thịt, sữa, hải sản, trứng, trái cây, rau, các thực phẩm cần bảo quản lạnh khác... Theo nghiên cứu, một thực phẩm cần bảo quản lạnh sẽ không còn an toàn và đảm bảo chất lượng nếu chúng ở bên ngoài quá 2 giờ. Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn nên đảm bảo tủ lạnh được đặt ở 40 độ F và tủ đông được đặt ở 0 độ F trở lên.

Thói quen rửa tay

Rửa tay là nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm

Rửa tay là nguyên tắc đảm bảo an toàn thực phẩm.

Rửa tay trước và trong khi chế biến thực phẩm là rất quan trọng giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan. Khi rửa tay, lưu ý làm sạch mu bàn tay và móng tay. Bạn cũng cần chú ý rửa tay sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với thú cưng.

Ngoài ra, theo Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng Hoa Kỳ, bạn có thể làm sạch cho miếng bọt biển rửa chén bát bằng cách cho miếng bọt biển ướt vào lò vi sóng trong 1 phút.

Bảo quản thực phẩm khi đi du lịch

Khi đóng gói thực phẩm cho một chuyến đi, đặc biệt trong thời tiết chuyển mùa, mưa nắng thất thường, bạn đừng quên sử dụng các túi cách nhiệt, túi đá, thùng giữ nhiệt để giữ lạnh cho thực phẩm, tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Trong những ngày nắng, nếu bạn di chuyển bằng ô tô, hãy bảo quản thực phẩm trong khoang ghế ngồi của bạn để có điều hòa hỗ trợ hơn là để trong cốp xe nóng.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cho trẻ nhỏ.

Nguyễn Thanh (Lược dịch theo Everday Health) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Vì sao người béo phì dễ bị ợ nóng hơn?

    Béo phì gắn liền với những bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, trong đó có chứng ợ nóng. Tìm hiểu nguyên nhân cân nặng quá mức làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản cũng như cách để kiểm soát tại nhà.

  • 27/04/2024

    Mỳ chính (bột ngọt) có an toàn cho trẻ em và phụ nữ mang thai không?

    Bằng chứng khoa học cho thấy bột ngọt (monosodium glutamate) an toàn cho mọi người ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em, trẻ sơ sinh và phụ nữ mang thai.

  • 27/04/2024

    Chế độ ăn cho người bệnh rối loạn tiền đình

    Chế độ ăn uống hàng ngày là một công cụ mạnh mẽ trong việc duy trì sức khỏe của hệ thống tiền đình và giảm các triệu chứng liên quan đến rối loạn tiền đình.

  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

Xem thêm