Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nên ăn uống thế nào sau khi tiêm vaccine COVID-19?

Thực hiện chế độ ăn uống ra sao sau khi tiêm vaccine COVID-19 là vấn đề rất nhiều người quan tâm.

Theo BS Phan Thị Hồng Diệu, Đại học Y Hà Nội, người dân sau khi tiêm vaccine COVID-19 cần tránh uống rượu bia vì có thể gây ức chế miễn dịch, làm cơ thể mất nước. “Uống rượu làm suy giảm khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể, tăng nguy cơ biến chứng và có thể gây khó khăn cho việc phân biệt giữa phản ứng của rượu và phản ứng của vaccine”, BS Diệu nói.

Ngoài rượu bia, mọi người cũng nên hạn chế ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến bằng cách chiên, rán, nướng nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xích, lạp xưởng, khoai tây chiên… Bởi những thực phẩm này đều chứa nhiều chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây ra những tác hại cho sức khỏe.

Nên ăn uống thế nào sau khi tiêm vaccine COVID-19? - 1

Sau khi tiêm vaccine, người dân cần tránh sử dụng rượu bia để bảo đảm sức khoẻ.

Nên ăn gì sau tiêm vaccine COVID-19?

Theo BS Diệu, sau khi tiêm vaccine COVID -19, để cơ thể nhanh phục hồi và khỏe mạnh, ngoài chế độ chăm sóc, theo dõi và nghỉ ngơi hợp lý, mọi người cần chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh.

Để tăng sức đề kháng cho cơ thể, chế độ dinh dưỡng cần cung cấp đủ năng lượng, bổ sung đa dạng các thực phẩm từ nguồn gốc động vật và thực vật với tỷ lệ cân đối. Theo đó, các thực phẩm người dân cần ăn sau khi tiêm vaccine COVID-19 gồm:

Nước

Sau khi tiêm vaccine COVID-19, cơ thể thường đau sốt, nên việc bổ sung nước rất quan trọng, đặc biệt là những ngày nắng nóng. Mọi người nên uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống. Ngoài ra, mọi người có thể sử dụng các loại nước hoa quả bổ sung như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép để cung cấp thêm vitamin A và C.

Cá rất giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như vitamin A, D, magie, kẽm…. Đặc biệt, một số loại cá chứa lượng lớn omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi… tác dụng chống viêm, tăng cường hệ miễn dịch. Vì vậy, đây là thực phẩm cần thiết sử dụng sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A là vi chất dinh dưỡng quan trọng, tham gia vào nhiều chức năng trong cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch và biệt hóa tế bào miễn dịch. Đồng thời, vitamin A cũng có vai trò trong bảo vệ sự toàn vẹn của da, niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp là những hàng rào đầu tiên ngăn cản mầm bệnh. Người tiêm vaccine COVID-19 nên sử dụng nhiều thực phẩm này.

Thực phẩm giàu vitamin C, E

Vitamin C là chìa khóa cho sự tăng trưởng và hoạt động hàng ngày của hầu hết các mô cơ thể. Cả vitamin C và vitamin E đều được biết đến với vai trò chất chống oxy hóa mạnh của cơ thể, có tác dụng bảo vệ sự nguyên vẹn của tế bào, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các thực phẩm giàu vitamin C và E có thể kể đến như bưởi, chanh, cam, ổi, dâu tây, kiwi, đu đủ, bông cải xanh, bông cải trắng, ớt chuông, rau ngót, rau cải, đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô liu và các loại rau có lá màu xanh đậm.

Nên ăn uống thế nào sau khi tiêm vaccine COVID-19? - 2

Thực phẩm giàu vitamin D.

Vitamin D vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch, thiếu hụt vitamin D có thể dẫn đến rối loạn điều hòa phản ứng miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, sau khi tiêm vaccine COVID-19 cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin D như  cá, trứng, sữa…

Thực phẩm giàu kẽm

Nhóm thực phẩm khác người tiêm vaccine COVID-19 cũng cần bổ sung đó là thức ăn chứa nhiều kẽm. Kẽm có vài trò tăng cường miễn dịch, giúp vết thương mau lành, giúp duy trì vị giác và khứu giác. Thực phẩm giàu kẽm có thể sử dụng gồm sò, hàu, tôm, cua biển, ghẹ, ngũ cốc nguyên hạt…

Ngoài ra, sau khi tiêm vaccine COVID-19, một số người thấy mệt mỏi, sốt, sưng đau và chán ăn. Thời điểm này, người dân nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo đậu xanh thịt băm… và cố gắng chia nhỏ bữa ăn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine COVID-19.

PHẠM QUÝ - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm