Nava Greenfield, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ da liễu tại Tổ chức Schweiger Dermatology, New York cho biết, móng chân đen có liên quan tới một số bệnh lý và hầu hết lành tính. Mọi người nên chú ý tới dấu hiệu bất thường như màu sắc chỉ biến đổi ở một ngón chân hoặc màu không cân đối.
Móng chân đổi màu là hiện tượng khá phổ biến hiện nay.
Mọi người đừng cảm thấy xấu hổ hay ngại ngần mà không đi khám. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn tới tình trạng này và lời giải thích của chuyên gia:
Mụn cóc
Mụn cóc bắt nguồn từ virus HPV (Human papillomavirus) và thường vô hại. Tuy nhiên, nếu xuất hiện ở dưới móng chân, chúng sẽ làm móng chân tách ra khỏi da, khiến việc điều trị trở nên cấp thiết.
Trong khi đó, mụn cóc mọc quanh móng có thể khiến móng nhìn trông giống súp lơ bằng cách làm dày vùng da xung quanh móng và gây nứt móng. Móng thường chuyển sang màu nâu hoặc vàng và trong một số trường hợp tạo ra màu đen do sự tích tụ của các mảnh móng vỡ.
Theo bác sĩ Greenfield, điều trị mụn cóc dưới móng chân khá phức tạp. Mọi người có thể tiêm và dùng thuốc uống để loại bỏ mụn cóc sau vài tuần đến vài tháng. Trong quá trình điều trị, bạn cần đặc biệt thận trọng do mụn cóc có khả năng lây lan.
Nhiễm nấm
Nấm móng là một trong những nguyên nhân phổ biến khác khiến móng chân chuyển màu đen.
Bác sĩ Greenfield giải thích, khi nấm xuất hiện ở dưới móng chân vì nhiều lý do từ đi giày ướt cả ngày, chân ướt đẫm mồ hôi hoặc dành nhiều thời gian ngâm mình trong nước, chúng có thể phát triển, gây nhiễm trùng, làm móng đổi màu và dễ gãy.
Hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục mọi người hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Bác sĩ Greenfield khuyên, bạn nên ngâm ngón chân bị nhiễm nấm vào giấm.
Trong trường hợp nặng, hãy đến bác sĩ da liễu để được chẩn đoán chính xác và điều trị. Dùng thuốc thường giải quyết nấm móng trong vòng sáu tháng.
Chấn thương do chạy bộ
Hội chứng móng chân của người chạy bộ có xu hướng tự khỏi sau vài tuần hoặc vài tháng.
Hội chứng móng chân của người chạy bộ tạo ra một vết bầm đen dưới móng chân, thường ở ngón chân cái và ngón chân thứ hai. Đây là hai khu vực có xu hướng chịu nhiều chấn thương khi chạy bộ. Hội chứng này xuất hiện do các mạch máu dưới móng phồng lên, móng chân quá dài hoặc dùng giày không vừa cỡ.
Trong trường hợp nghiêm trọng như gãy, bong hoàn toàn móng chân, bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu hoặc chuyên gia y khoa để được tư vấn chăm sóc đúng cách tránh nhiễm trùng.
Nốt ruồi lành tính
Không nhiều người nghĩ tới móng chân chuyển sang màu đen lại chính là nốt ruồi lành tính. Trên thực tế, nốt ruồi có thể mọc ở bất kỳ mọi nơi trên da, trong đó có khu vực này.
Bác sĩ Greenfield cho biết, hãy đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên để chắc chắn chúng không gây hại cho sức khỏe.
Ung thư
Bác sĩ thường yêu cầu người bệnh tiến hành sinh thiết móng để chẩn đoán ung thư.
Nếu đốm đen ở móng chân không đối xứng, lớn, không đều màu hoặc thay đổi theo thời gian, bạn cần đi kiểm tra càng sớm càng tốt để xác định đó có phải là dấu hiệu của ung thư da hay không.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, ung thư hắc sắc tố (Melanoma), dạng ung thư da nguy hiểm nhất, có dấu hiệu là một vệt đen thẳng xuất hiện dưới móng chân.
Melanocyte là những tế bào sản sinh sắc tố trên da. Bác sĩ Greenfield cho biết, chúng có thể tạo ra một khối u ác tính hoặc lành tính như nốt ruồi.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Nếu nhận thấy móng chân chuyển màu đen, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Tự chữa ở nhà trong khi chưa có chẩn đoán chính xác từ chuyên gia có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn.
Bác sĩ da liễu sẽ kiểm tra, theo dõi khu vực đổi màu và đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất, tùy theo mức độ nghiêm trọng.
Tham khảo thông tin tại bài viết: 5 giải pháp kháng khuẩn, điều trị nấm móng chân tại nhà
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.