Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Luyện tập sớm sau chấn thương có thể có hại cho vận động viên trẻ

Chấn thương là một việc thường xảy ra đối với các vận động viên. Mặc dù thường không đe dọa đến tính mạng, nhưng Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo những tác hại nghiêm trọng của chấn thương và khuyên các vận động viên không trở lại hoạt động hoặc chơi thể thao quá sớm sau chấn thương

Một nghiên cứu mới của một phòng khám thể thao tại Texas được thực hiện ở bệnh viện Nhi Texas Scottish Rite tại Plano, Texas do giáo sư Shane M. Miller và Meagan Sabatino, điều phối viên nghiên cứu lâm sàng cao cấp. Theo các tác giả, đây là nghiên cứu lớn nhất để tính số ngày hầu hết vận động viên trẻ trở lại luyện tập sau chấn thương. Nghiên cứu phân tích 185 bệnh nhân trong thời kỳ 10 tháng năm 2014. Người tham gia trong độ tuổi 7-18 tuổi và tất cả đều đang được điều trị chấn thương.

Nghiên cứu cho thấy rằng hơn 30% người tham gia bỏ qua các lời khuyên y tế và trở lại tập luyện ngay trong cùng ngày bị chấn thương.

Nguy cơ của trở lại luyện tập sớm sau chấn thương

Một số cơ quan quản lý về thể thao đã cảnh báo về những nguy hiểm của việc quay lại hoạt động thể lực quá sớm. Liên đoàn thể thao quốc gia, chính sách và luật chấn thương đã đưa ra hướng dẫn và thành lập một đoàn điều tra để đề phòng những vận động viên trẻ quay trở lại hoạt động thể lực, ít nhất là tránh hoạt động trong ngày bị chấn thương

Liên đoàn thể thao quốc gia cũng ủy thác cho các cơ quan có thẩm quyền, chỉ cho phép vận động viên trở lại luyện tập trong ngày nếu họ nhận được chứng nhận sức khỏe từ bác sĩ của họ.

CDC định nghĩa các chấn thương như chấn thương sọ não gây ra bởi va đập, ngã hay lắc mạnh đầu hay do đánh vào cơ thể có thể làm cho đầu và não nhanh chóng di chuyển ra sau hoặc trước. Chúng có thể gây ra rất nhiều dấu hiệu và triệu chứng.

Một bệnh nhân được chẩn đoán bị chấn thương, bác sĩ khuyên rằng nên nghỉ hoạt động thể lực cũng như trí óc. Hầu hết các chấn thương sẽ lành sau 7-10 ngày, và trong các chấn thương liên quan đến thể thao, việc luyện tập sau chấn thương nên tiến hành dần dần.

Chỉ dẫn từ liên đoàn thể thao quốc gia khuyến cáo rằng nên tăng dần các hoạt động thể lực, dưới sự giám sát của bác sĩ.

Một nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, luyện tập trở lại trước khi phục hồi có thể dẫn đến những chấn thương nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu người chơi gặp phải chấn động thứ hai trước khi ảnh hưởng của chấn thương đầu tiên phục hồi hoàn toàn, sẽ có nguy cơ mắc hội chứng va chạm lần hai.

Hội chứng va chạm lần hai có thể gây ra giảm khả năng điều chỉnh lượng máu của não cung cấp cho chính nó, điều này có thể dẫn đến sự thoát vị của não và dẫn đến tử vong.

Luyện tập trước khi hồi phục gây nguy cơ đặc biệt cho trẻ nhỏ và thanh niên

Các nghiên cứu đã chỉ ra sự nguy hiểm của việc hoạt động trở lại của vận động viên trong cùng ngày chấn thương xảy ra, đặc biệt với các vận động viên trẻ. Theo báo cáo trong tuyên bố đồng thuận của kỳ họp thứ 4 Hội nghị quốc tế về chấn thương trong thể thao, vận động viên trẻ là thanh niên, trở lại luyện tập trong cùng ngày bị chấn thương, có nguy cơ cao hơn đối với việc phát triển các bệnh về khiếm khuyết thần kinh.

Đôi khi những khiếm khuyết này không có triệu chứng biểu hiện ngay tức thì hoặc có thể những triệu chứng sẽ không được để ý đến. Vận động viên trẻ nên có thời gian nghỉ ngơi lâu hơn người lớn, cho dù họ không biểu hiện triệu chứng nào.

Bản báo cáo rất rõ ràng về việc cấm vận động viên trẻ trở lại chơi trong cùng ngày“ để các vận động viên là trẻ em và thanh niên bị chấn tương trở lại luyện tập trong cùng ngày bị chấn thương là không thích hợp, bất cứ vận động ở mức độ nào”

Bởi các vận động viên trẻ có nguy cơ đặc biệt phát triển các biến chứng sau chấn thương, họ cần thời gian hồi phục dài hơn. Những nguy cơ đặc trưng cho tuổi bao gồm sưng não lan rộng-  một tình trạng đặc biệt diễn ra từ từ khi luyện tập trở lại.

Trong một nghiên cứu hướng dẫn bởi Miller và Sabtino, bệnh nhân hoạt động thể lực trở lại quá sớm biểu hiện nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn so với thời gian ngay sau khi chấn thương.

Sau khi hoạt động lại trong cùng một ngày, họ có khả năng buồn nôn, chóng mặt, có vấn đề về thăng bằng và các triệu chứng thường gặp khác có liên quan đến chấn thương não.

Các nhà nghiên cứu kêu gọi các ban ngành để bảo vệ các vận động viên trẻ

Nhiều nỗ lực từ chính quyền đã được đưa ra để giáo dục các chuyên gia ngành thể thao trong chấn thương – các vấn đề liên quan đến chấn thương. Các chính sách, tuyên bố và chương trình đào tạo bắt buộc hay thông tin chiến dịch đưa ra bởi học viện Hoa Kỳ là một điển hình.

Tuy nhiên, theo như khuyến cáo mới của nghiên cứu này, khuyến nghị an toàn vẫn bị bỏ qua và chúng ta vẫn cần giáo dục các vận động viên trẻ, huấn luyện viên thể thao và người đào tạo thể thao về các rủi ro của việc luyện tập trở lại quá sớm.

Sabatino cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của  giáo dục về chần thương: “kết quả nghiên cứu của chúng ta cho thấy chúng ta vẫn phải làm việc để thay đổi hành vi để bảo vệ ngắn hạn và lâu dài sức khỏe não bộ của vận động viên trẻ.”

Sabatino và nhóm đã trình bày nghiên cứu tại Hội nghị và triển lãm quốc gia vào 22/10.

CTV Thu Hiền - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medical Daily
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm