Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên vàng về dinh dưỡng cho người mắc bệnh gút

95% nam giới tuổi trung niên bị mắc bệnh gút. Ngoài ra, những người béo phì, nghiện rượu, cà phê, phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh cũng nằm trong diện nguy cơ cao mắc bệnh… Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.

Theo thống kê của Bệnh viện Bạch Mai trong 10 năm từ 1978 đến 1989, viên khớp do gút chiếm 1,5% các bệnh về khớp và đứng thứ 4 trong các bệnh về khớp thường gặp. Bệnh gút thường xảy ra với nam giới trung niên (tuổi 40-50) chiếm 95% và những người có nguy cơ cao là béo phì, nghiện rượu, cà phê, người có tiền sử gia đình bị bệnh gút,..ở nữ thường xảy ra sau thời kỳ mãn kinh.

Bệnh gút (còn gọi là bệnh thống phong) là một dạng của viêm khớp, đây là kết quả của sự lắng đọng tinh thể urat (monosodium urat) ở một số tổ chức, cơ quan và gây bệnh ở đó do tăng acid uric máu trong thời gian dài. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần.

Triệu trứng của người mắc bệnh gút

Viêm khớp và cạnh khớp: cấp hoặc mạn tính.

Lắng đọng sạn urat ở khớp, xương, mô phần mềm, sụn khớp gọi là tophi.

Lắng đọng vi tinh thể ở thận gây bệnh thận do gút (viêm thận kẽ, suy thận cấp, suy thận mãn).

Gây sỏi urat ở thận, tiết niệu.

Người mắc bệnh gút lâu năm bị biến dạng các khớp ở bàn tay

Nguyên nhân mắc bệnh gút

Tăng axit uric máu là yếu tố đặc trưng của bệnh gút, tăng axit uric là hậu quả của hai quá trình tăng sinh tổng hợp axit uric trong cơ thể và giảm bài xuất axit uric qua thận. Với bệnh nhân gút thường có kết hợp cả hia quá trình trên: vừa tăng sinh tổng hợp, vừa giảm bài xuất axit uric.

Cơ chế để tổng hợp axit uric là các purin có nhiều trong thức ăn như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ, bia, cà phê, chè,…rượu là thức uống có tác dụng giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là tăng lactat máu do rượu. Axit uric được tạo thành do oxy hoá các nhân purin kiềm tạo thành adenin và guanin. Nhân purin kiềm là thành phần của axit nhân tế bào, nó có nguồn gốc từ nội sinh (cơ thể) hoặc ngoại sinh ( thức ăn ).

Người bình thường trong huyết tương nồng độ axit uric là: (Nam: 5 ± 1 mg/dl và Nữ: 4,0 ± 1 mg/dl )

Nồng độ acid trong huyết tương thay đổi theo tuổi, giới, phương pháp xét nghiệm. Tăng axit uric khi: nồng độ axit uric trong máu cao hơn giới hạn bình thường với nam > 7,0 mg/dl (> 420 mmol/l), nữ > 6 mg/dl (> 360 mmol/l). Axit uric được đào thải ra nước tiểu (2/3) và qua đường tiêu hoá (1/3), nồng độ axit uric được đào thải qua nước tiểu nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ ăn có nhiều hay ít nhân purin. Nồng độ axit uric trong nước tiểu > 600 mg/ngày là đã có khả năng tổng hợp axít uric trong cơ thể.

Nguyên nhân tăng axít uric máu do: Tăng tổng hợp axít uric trong cơ thể, giảm bài xuất uric qua nước tiểu, ăn quá nhiều thức ăn có nhân purin. Tăng axit uric bẩm sinh: do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần men HGPRT (Hypoxanthin-guanin-phosphoribosyl-transferasse) là một bệnh di truyền, ở nam giới hoặc tăng hoạt tính của men PRPP (phosphoribosyl-pyrophosphat synthetase.

Bệnh gút có dạng nguyên phát và thứ phát. Gút dạng nguyên phát chiếm đại đa số các trường hợp, nguyên nhân chưa rõ, bệnh tuỳ theo tính cơ địa, gia đình, quá trình tổng hợp purin nội sinh tăng nhiều gây tăng axit uric.

Gút dạng thứ phát do tăng giáng hoá purin kiềm nội sinh (phá huỷ nhiều tế bào, tổ chức) như các bệnh về máu (bệnh đa hồng cầu, bệnh bạch cầu kinh thể tuỷ, thiếu máu tan máu),…; Giảm thải axit uric qua thận: bệnh viêm thận mạn tính, suy thận do nhiễm độc; Do ăn quá nhiều thức ăn có chứa nhân purin (phủ tạng độc vật, thịt đỏ, hải sản,…), uống nhiều rượu, đây là tác nhân gây bệnh chứ chưa hẳn là nguyên nhân trực tiếp.

Để phát hiện sớm bệnh gút, chúng ta cần xét nghiệm axit uric máu định kỳ, những người có tăng axit uric để có chế độ ăn và điều trị thích hợp nhằm hạn chế tiến triển của bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Những người có nguy cơ cao tăng axit uric và bị bệnh gút: có tiền sử gia đình có người bị bệnh gút, béo phì, nghiện rượu và cà phê, dùng thuốc: lợi tiểu , aspirin, cyclosporrin.

Người mắc bệnh gút tuyệt đối không ăn nội tạng động vật

Điều trị bệnh gút:

Nguyên tắc điều trị cơ bản nhằm hạn chế các nguyên nhân tăng axít uric (3 cơ chế)

Điều trị bằng thuốc: theo chỉ dẫn của bác sỹ chuyên khoa

Thuốc ức chế phản ứng tạo thành axist uric: thuốc ức chế men xanthin oxydase như allpopurinol (Zyloric). Thuốc chỉ nên dùng các đợt cấp để đề phòng tái phát.

Thuốc đào thải axist uric qua thận: Probenecid (benemid), Sulfinpyrason (antiran).

Giảm đau trong các đợt cấp bằng colchincin

Điều trị bằng chế độ ăn thích hợp: vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận. Chế độ ăn có vai trò rất quan trọng trong điều trị cơn gút cấp tính, mạn tính và có tác dụng làm giảm các cơn cấp của gút mạn tính.

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn trong bệnh gút:

Theo khuyến cáo của Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến - Viện Dinh dưỡng Quốc, bệnh nhân gút cần có chế độ ăn hợp lý:

Sử dụng thức ăn ít chứa nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả. Hạn chế thức ăn chứa nhiều acid uric như thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ.

Tuyệt đối không uống rượu, bia, cà phê, chè vì nó làm giảm khả năng bài xuất axit uric qua thận hậu quả là làm tăng lactat máu.

Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nếu người thừa cân và béo phì không nên giảm cân quá nhanh mà nên giảm cân từ từ.

Tăng cường đào thải axit uric qua thận bằng uống nhiều nước, không ăn thức ăn có vị chua (quả chua, dưa chua, cà muối..).

Các thực phẩm không nên ăn (nhóm 3 – 4): thực phẩm có nhiều purin

Không uống: rượu, bia, cà phê, chè.

Không ăn uống thực phẩm (rau quả) có vị chua vì làm tăng acid máu.

Không ăn phủ tạng động vật, nước luộc thịt, nước sườn, , cá hộp, thịt hộp.

Không ăn chế phẩm có cacao, sôcola.

Các thực phẩm ăn với số lượng vừa phải (ăn hạn chế - nhóm 2): thịt các loại, cá các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ.

Các thực phẩm nên ăn:

Uống đủ nước: 2 - 2,5 lít/ngày, nên uống nước khoáng, nước rau.

Sữa, rau xanh, quả chín, ngũ cốc (gạo, ngô, khoai,…) có thể sử dụng với tỷ lệ nhiều hơn bình thường một chút.

Giảm lượng đạm trong khẩu phần: tổng lượng thịt hoặc cá,… (đạm động vật, đậu đỗ khoảng 150 gam/ngày.

Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

Người mắc bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Ảnh: minh họa

Cách tính các thực phẩm tương đương như sau:

Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.

Thực đơn mẫu cho bệnh nhân bị gút cấp tính:

Tổng năng lượng đưa vào: 1600 kcal/ngày, cho người nặng 50kg.

Đạm (protein):          10% tổng năng lượng =   40 g =      160 kcal

Đường bột:      75% tổng năng lượng = 300 g =    1200 kcal

Chất béo:                  15% tổng năng lượng =   27 g =      240 kcal

Rau quả ăn tuỳ ý (nhưng không ăn loại rau quả có vị chua – như cà muối).

Thực đơn cho bệnh nhân gút mạn tính: như chế độ ăn thông thường nhưng cần lựa chọn thức ăn: hạn chế thức ăn nhiều purin, protein không quá 1g/kg cân nặng. Như vậy thì đạm động vật và đậu đỗ không nên quá 100 g/ngày.

Hàm lượng purin trong 100 g thức ăn ăn được

Nhóm 1 ( 0-5mg)

Nhóm 2I (50-150 mg)

Nhóm 3 (trên 150 mg)

Nhóm 4

Ngũ cốc.

Bơ, dầu mỡ, sữa đường, trứng, bánh mì, phomat.

Rau quả, các loại hạt, khoai tây.

Thịt nạc, cá, hải sản, thịt gia cầm,

Đậu đỗ, nấm, củ cải trắng, súp lơ.

Óc, gan, bầu dục, nước luộc thịt,

Nấm, măng tây, xà lách, sò.

 

Rượu, bia, cà phê, chè (đậu đen, đậu xanh)

Ths.Bs Nguyễn Văn Tiến - Theo Sức khỏe & Đời sống/Viện Dinh dưỡng Quốc gia
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm