Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Lời khuyên cho bạn gái trong ngày “đèn đỏ”

Giữ “vùng kín” sạch sẽ là biện pháp quan trọng giúp chị em phòng ngừa hiện tượng viêm nhiễm. Bạn gái nên làm gì để giữ vệ sinh trong dịp đặc biệt như ngày “đèn đỏ”?

Vệ sinh đúng cách những ngày "đèn đỏ" giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Thay băng vệ sinh thường xuyên

Để giữ vệ sinh “vùng kín” trong ngày hành kinh, chị em nên thay băng vệ sinh và cốc nguyệt san đều đặn. Theo các khuyến cáo từ chuyên gia, cứ 4-6 tiếng bạn nên thay mới băng vệ sinh, hay bất cứ khi nào thấy băng thấm quá nhiều hoặc cảm thấy khó chịu, ẩm ướt. 

Việc làm này giúp hạn chế vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm "vùng kín". Với băng vệ sinh dạng ống (tampon), 4 tiếng bạn cần thay mới một lần. Còn cốc nguyệt san có thể sử dụng lên tới 12 tiếng, tùy theo lượng kinh nguyệt.

Vệ sinh “cô bé” đúng cách

Lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho “vùng kín”

Lựa chọn dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho “vùng kín”.

Trong ngày “đèn đỏ”, việc làm sạch “vùng kín” cũng cần được thực hiện đều đặn và đúng cách. Cơ quan sinh dục nữ (âm đạo) có cơ chế tự làm sạch, vì thế, bạn tuyệt đối không nên dùng các loại xà phòng, hóa chất mạnh để thụt rửa sâu, làm sạch bên trong. 

Tuy nhiên, âm hộ - bộ phận bên ngoài của cơ quan sinh dục và vùng xung quanh hậu môn lại cần vệ sinh đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm, lây lan sâu vào trong âm đạo. Cách vệ sinh chuẩn là rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dùng cho vùng kín. Bạn nên chọn sản phẩm có độ pH phù hợp với “vùng kín”, không chứa mùi hương gây kích ứng. Luôn luôn rửa từ trước ra sau để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo.

Bạn cũng cần rửa tay với xà phòng trước và sau khi thay băng vệ sinh, cốc nguyệt san… để giảm nguy cơ mầm bệnh lây nhiễm tới “cô bé”.

Mặc đồ lót thoải mái

Để tự tin và thoải mái hoạt động khi “đến tháng”, chị em nên mặc đồ lót dày dặn, làm từ chất liệu thoáng mát như cotton. Không nên mặc đồ quá chật, thay giặt quần lót ngay khi có “dấu vết” kinh nguyệt chẳng may dính lên vải.

Tắm nước ấm trong ngày “đèn đỏ”

Tắm nước ấm không chỉ giúp làm sạch cơ thể mà còn giúp bạn giảm đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng trong ngày “khó ở” hàng tháng. Hạn chế ngâm rửa “vùng kín” liên tục trong ngày hành kinh, bởi việc ngâm trong chậu, bồn tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn ở hậu môn xâm nhập “vùng kín”, dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa.

Dùng băng vệ sinh đúng kích thước

Lựa chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp

Lựa chọn băng vệ sinh có kích thước phù hợp.

Trước ngày “đèn đỏ”, bạn nên dự phòng các sản phẩm băng vệ sinh có kích thước (độ dày, độ dài) phù hợp với lượng kinh nguyệt, mức độ vận động của bạn. Ví dụ, nếu bạn phải di chuyển nhiều, hãy chọn băng vệ sinh có cánh để đảm bảo an toàn.

Băng vệ sinh dạng ống (tampon) cũng có kích thước và độ thấm hút khác nhau. Trong khi đó, kích thước của cốc nguyệt san phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, độ tuổi, kích thước cổ tử cung…

Tham khảo thông tin tại bài viết: Nguyên tắc ngày đèn đỏ cần tuân thủ để giảm đau bụng và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Quỳnh Trang (Theo Healthshots) - Theo Suc khoe cong
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm