Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể gây tác dụng phụ gì?

Giống như tất cả các phương pháp điều trị khác, việc dùng thuốc ức chế điểm kiểm soát miễn dịch (checkpoint inhibitors) có thể gây ra một số tác dụng phụ. Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch có thể hơi khác so với các phương pháp điều trị ung thư khác, do đó chúng cũng cần cách kiểm soát khác.

Không phải ai cũng gặp phải tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư.

Khi nào các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư có thể bắt đầu xuất hiện?

Bạn có thể bắt đầu gặp phải các tác dụng phụ trong vòng vài ngày sau khi điều trị, nhưng thường chúng sẽ bắt đầu xảy ra sau vài tuần hoặc vài tháng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các tác dụng phụ mới có thể xuất hiện sau vài tháng kể từ khi kết thúc đợt điều trị.

Hầu hết người bệnh đều chỉ gặp phải các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể xảy ra nếu bạn đang điều trị với thuốc ở liều cao, bạn kết hợp nhiều loại thuốc điều trị miễn dịch khác nhau hoặc bạn đang tiến hành liệu pháp miễn dịch trong khi kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác.

Infographic dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư:

lieu-phap-mien-dich

Làm sao để kiểm soát các tác dụng không mong muốn?

Do liệu pháp miễn dịch có bản chất khác so với các phương pháp điều trị ung thư khác, điều quan trọng là bạn cần trao đổi kỹ với bác sỹ để kịp thời theo dõi các tác dụng phụ, cũng như mức độ tiến triển của bệnh ung thư.

Trước khi bắt đầu liệu pháp miễn dịch, hãy trao đổi kỹ với bác sỹ về các tác dụng phụ có thể xảy ra. Bạn cần nắm rõ mức độ nguy hiểm của các tác dụng phụ này, cũng như biết khi nào cần thông báo với bác sỹ về các tác dụng không mong muốn.

Trước khi bắt đầu trị liệu, các bác sỹ cũng thường làm một số xét nghiệm, kiểm tra để xem bạn có đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện liệu pháp miễn dịch hay không. Trong suốt quá trình điều trị, các bác sỹ cũng sẽ thường xuyên xét nghiệm máu và thăm khám cho bạn để phát hiện sớm các triệu chứng không mong muốn.

Thông báo với bác sỹ khi gặp phải các tác dụng phụ

Các tác dụng phụ sẽ được kiểm soát tốt hơn nếu bạn phát hiện và thông báo sớm với bác sỹ. Do đó, đừng ngại trao đổi với các bác sỹ nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng đáng lo ngại nào. Nếu không được điều trị kịp thời, một số tác dụng phụ có thể trở nên nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.

Do liệu pháp miễn dịch vẫn là một phương pháp điều trị ung thư mới, nhiều bác sỹ, chuyên gia y tế khác có thể chưa quen thuộc với những tác dụng phụ mà liệu pháp này gây ra. Do đó, bạn nên chủ động trao đổi với các chuyên gia, bác sỹ về việc mình đang thực hiện liệu pháp miễn dịch để điều trị ung thư.

Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc mới, bao gồm cả các loại thuốc không kê đơn, thuốc chống viêm có steroid, các liệu pháp thảo dược khác… trước khi trao đổi kỹ với bác sỹ điều trị ung thư cho bạn.

Điều trị các tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của liệu pháp miễn dịch sẽ được chấm theo thang điểm từ 1 - 4. Thông thường, bác sỹ sẽ chỉ cho bạn các kiểm soát các tác dụng phụ từ nhẹ đến trung bình (cấp độ 1 - 2) tại nhà. Ví dụ, bạn có thể bôi kem dưỡng ẩm để kiểm soát tình trạng phát ban da.

Các tác dụng phụ từ trung bình đến nghiêm trọng (cấp độ 2 - 4) thường được điều trị bằng thuốc steroid theo hướng dẫn của bác sỹ.

Trong một số trường hợp tác dụng phụ nghiêm trọng (cấp độ 3 - 4), người bệnh có thể phải nhập viện để truyền steroid hoặc các loại thuốc khác qua đường tĩnh mạch. Liệu pháp miễn dịch có thể được ngừng lại cho đến khi các tác dụng phụ được kiểm soát tốt hơn.

Nếu các tác dụng phụ trở nên quá nghiêm trọng, bạn có thể phải ngừng liệu pháp miễn dịch vĩnh viễn. Trong trường hợp này, quá trình điều trị trước đó có thể đã kịp “huấn luyện” hệ miễn dịch của bạn, giúp chúng nhận ra các tế bào ung thư. Do đó, có thể bạn vẫn sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ liệu pháp này.

Dù có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng, nhưng bạn không cần quá lo vì nhiều người chỉ gặp phải các tác dụng phụ nhẹ.

Một lưu ý nữa: Nếu đã điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch, bạn cần trao đổi với bác sỹ điều trị ung thư trước khi tiêm chủng, bao gồm cả tiêm vaccine cúm hay vaccine COVID-19.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Liệu pháp âm nhạc - Phương pháp tích cực điều trị ung thư.

Vi Bùi - Theo suckhoecong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 06/05/2024

    6 trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn - khi nào cần đến bệnh viện

    Nhận biết các trường hợp khẩn cấp của bệnh Crohn giúp bạn tránh gặp phải tình trạng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

Xem thêm