Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để phân biệt rối loạn tiền đình và đột quỵ?

Nhân một trường hợp bệnh nhân có triệu chứng đột quỵ nhưng bị nhầm là rối loạn tiền đình, TS.BS Trần Chí Cường - Giám đốc Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ đưa ra hướng dẫn phân biệt 2 bệnh lý này.

TS.BS Trần Chí Cường.

Triệu chứng điển hình của rối loạn tiền đình là chóng mặt, đau đầu, nôn ói rất nhiều. Đây là bệnh rối loạn ngoài chức năng, bệnh tương đối lành tính nhưng gây nhiều khó chịu cho bệnh nhân.

Yếu tố nguy cơ kích hoạt bệnh có thể là uống quá nhiều rượu bia, căng thẳng, mất ngủ kéo dài hoặc bệnh nhân có bệnh lý tại vùng tiền đình, ốc tai như u dây thần kinh số 8, sỏi trong hệ thống ống bán khuyên.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng là chúng ta cần tránh những trường hợp chẩn đoán lầm rối loạn tiền đình với những tiền triệu của đột quỵ. Nếu như trong cơn chóng mặt, chúng ta cảm thấy yếu tay yếu chân, nói đớ, nói ngọng, mất ý thức thoáng qua hoặc triệu chứng này lặp lại nhiều lần thì đó là cơ thiếu máu não thoáng qua và liên quan tới tuần hoàn sau - hệ thống động mạch đốt sống thân nền và động mạch nuôi tiểu não.

Những trường hợp này chúng ta cần chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời để tránh cơn đột quỵ nặng xảy ra, gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Nếu chúng ta nhận định sai trường hợp đột quỵ với rối loạn tiền đình thì sẽ ảnh hưởng đến “thời gian vàng” điều trị đột quỵ.

Bệnh nhân chỉ có 6 tiếng là giờ vàng để điều trị đột quỵ nhưng lại tập trung vào điều trị rối loạn tiền đình hoặc nghĩ đó là rối loạn tiền đình và sẽ tự hết, không cần điều trị. Khi bệnh nhân bị đột quy nặng thì sẽ không còn cơ hội cứu chữa.

Bệnh nhân T.H.B (59 tuổi) bị chóng mặt, tưởng là rối loạn tiền đình. Khi khám tại Bệnh viện Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, kết quả cho thấy bệnh nhân bị nhồi máu vùng tiểu não do tắc động mạch thân nền, sau đó được can thiêp tái thông bằng cách đặt stent ngày 27/4/2021, bệnh nhân đã được hồi phục.

Khi cơn rối loạn tiền đình xảy ra thì bệnh nhân rất khó chịu. Khi đó chúng ta có cần đưa bệnh nhân đi bệnh viện không? Nếu ở nhà thì bệnh nhân cần được xử trí như thế nào?

Nếu như chúng ta bị rối loạn tiền đình nhưng hoàn toàn tỉnh táo, chỉ đau đầu, nôn ói thì lời khuyên là không nên di chuyển xa vì khi di chuyển thì sẽ mất thăng bằng và nôn ói nhiều hơn. Chúng ta cần nằm nghỉ, tránh những kích thích từ bên ngoài như ồn ào, ánh sáng; nằm yên một chỗ, không xoay đầu đột ngột.

Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chóng mặt, chống ói. Sau khi cơ thể đã ổn định, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để truyền dịch, sau khi hết nôn ói thì nên uống nhiều nước để bù lại thể tích tuần hoàn. Sau đó, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để khám để loại trừ khả năng đột quỵ.

Nếu như bệnh nhân có triệu chứng giảm tri giác, không tỉnh táo, yếu chân yếu tay một bên, miệng méo, nói đớ, nói ngọng thì người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có thể điều trị đột quỵ gần nhất để cứu chữa.

Lưu ý quan trọng là nhất là trong cơn đó, bệnh nhân có tỉnh táo hay không, bởi vì khi bị rối loạn tiền đình thì bệnh nhân không bị mất ý thức, không nói đớ, nói ngọng, trả lời lưu loát, trí nhớ không bị ảnh hưởng.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm gì khi thấy người thân bị đột quỵ?

Trọng Dy - Minh Huy - Theo alobacsi.com
Bình luận
Tin mới
  • 03/05/2024

    Phải làm gì khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ?

    Khi trẻ lên cơn động kinh cục bộ, vai trò của bạn là tập trung vào ba điều cơ bản sau: giữ bình tĩnh, an ủi và giữ an toàn cho trẻ. Nếu bạn bắt đầu từ những điều này và ghi nhớ những việc quan trọng nên làm hoặc không nên làm, bạn có thể giúp tình huống trở nên ổn định hơn. Hãy dành chút thời gian luyện tập để khiến điều này trở thành bản năng.

  • 03/05/2024

    Cách kiểm soát cân nặng và đường huyết cho phụ nữ tuổi mãn kinh

    Bên cạnh những cơn bốc hoả, phụ nữ tuổi mãn kinh còn gặp phải nhiều phiền toái liên quan đến trao đổi chất kém như tăng cân, tăng mỡ nội tạng, tăng đường huyết, mặc dù vẫn duy trì thói quen sinh hoạt như trước. Một vài điều chỉnh trong chế độ ăn uống và vận động sẽ giúp bạn tối ưu hoá sự trao đổi chất, từ đó kiểm soát cân nặng cũng như lượng đường trong máu tốt hơn.

  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

Xem thêm