Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư phụ khoa

Ngày nay, tình trạng mắc các bệnh ung thư phụ khoa ở nữ giới đang trở nên ngày càng phổ biến. Việc nhận thức nguy cơ và chủ động có biện pháp phòng ngừa là vô cùng quan trọng.

Ung thư phụ khoa ảnh hưởng lớn đến chức năng sinh sản.

Ung thư phụ khoa là ung thư xuất hiện bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, gồm: Tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng, âm đạo và âm hộ.

Các nguyên nhân tiềm ẩn nguy cơ ung thư phụ khoa

Béo phì

Nghiên cứu cho thấy ở người thừa cân béo phì, một số chất được sản xuất bởi các mô mỡ là các chất trung gian gây viêm có thể liên quan đến nguy cơ ung thư. Kết hợp với tăng huyết áp, đường huyết cao, lượng cholesterol tốt (HDL) thấp có thể làm gia tăng nguy cơ mắc Ung thư, đặc biệt là Ung thư tử cung.

Hút thuốc

Hút thuốc làm suy giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus HPV (virus gây u nhú ở người, làm lây truyền các bệnh đường tình dục). Đồng thời, khói thuốc lá chứa nhiều hóa chất gây ung thư. Thói quen hút thuốc khiến bạn dễ bị nhiễm HPV hơn, nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn.

Quan hệ tình dục không an toàn

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, quan hệ tình dục trước hôn nhân, quan hệ tình dục không an toàn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, nhiễm virus HPV và mụn cóc sinh dục.

Vệ sinh không đúng cách

Vệ sinh vùng kín không đúng cách, hoặc sử dụng các sản phẩm dung dịch vệ sinh không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ vi khuẩn, nấm xâm nhập, gây viêm nhiễm và mắc ung thư phụ khoa.

Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc ung thư phụ khoa?

Thói quen ăn uống khoa học là cách ngăn ngừa tác nhân Ung thư hiệu quả

Thói quen ăn uống khoa học là cách ngăn ngừa tác nhân ung thư hiệu quả

Ăn uống khoa học

Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn, ngăn ngừa béo phì trở thành nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ bởi chúng giàu dinh dưỡng và chất xơ, ít calo, giúp bạn cảm thấy no lâu. Hạn chế các thực phẩm đã qua chế biến làm tăng nhanh lượng đường trong máu và nguy cơ đái tháo đường. Nên sử dụng dầu hạt, dầu olive để chế biến món ăn lành mạnh.

Tập luyện

Nhiều nghiên cứu cho thấy trung bình một người trưởng thành nên có ít nhất 150 phút/tuần hoạt động thể chất với cường độ trung bình, tương đương bạn nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện, và tập ít nhất 5 ngày/tuần. Bạn có thể chọn những bài tập nhẹ như yoga, đạp xe hoặc đi bộ nhanh để duy trì cân nặng, ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Ngủ

Chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến hệ miễn dịch. Ngủ đủ giấc mỗi ngày giúp tăng cường miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Khám sàng lọc

Khám sàng lọc định kỳ giúp bạn kiểm soát bệnh Ung thư phụ khoa

Khám sàng lọc định kỳ giúp bạn kiểm soát bệnh ung thư phụ khoa

Bạn nên tầm soát Ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm Pap Smear và tiêm vaccine ngừa HPV. Phụ nữ từ 21-24 tuổi nên làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung Pap smear hoặc Thin Prep với tần suất 3 năm/lần; Phụ nữ từ 25–65 tuổi nên kết hợp Pap smear và xét nghiệm HPV định kỳ 5 năm/ lần.

Quan hệ tình dục an toàn

Nạn nên sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, nên sử dụng bao cao su, chung thủy với bạn tình để giảm nguy cơ, phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục.

Tham khảo thông tin tại bài viết: 10 dấu hiệu chị em cần biết để sớm phát hiện ung thư phụ khoa.

Nguyễn Thanh (Theo Healthshots) - Theo Suc khoe cong
Từ khóa:
Bình luận
Tin mới
  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

  • 30/04/2024

    Sử dụng đồ uống có cồn khi mắc tăng huyết áp cần lưu ý gì?

    Sử dụng đồ uống có cồn là việc khó tránh khỏi khi tham gia các bữa tiệc xã giao. Tuy nhiên, với người bệnh tăng huyết áp, cần uống rượu bia thế nào để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch?

  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Xem thêm