Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm sao để cải thiện và duy chỉ được chỉ số khối cơ thể ở mức tốt nhất?

Chỉ số BMI là một trong những thước đo cơ bản để chẩn đoán thể trạng và giúp bạn điều chỉnh cân nặng phù hợp. Vì vậy, ngay khi chỉ số BMI tăng cao, bạn cần nghĩ ngay tới việc áp dụng chế độ ăn uống, tập luyện cùng các phương pháp giảm cân.

Chỉ số BMI đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì ổn định sức khỏe.

Chỉ số khối cơ thể, hay còn gọi là BMI (Body Mass Index), là một phép đo ước tính lượng mỡ trong cơ thể của bạn. Theo Viện Tim, Phổi và Huyết học Quốc gia Mỹ, nó được tính toán dựa trên chiều cao và cân nặng của bạn, có thể cho biết bạn có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến béo phì và thừa cân hay không.

Chỉ số BMI cao phải được xem xét thật sự nghiêm túc vì nó có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim, ngưng thở khi ngủ, viêm xương khớp và ung thư.

Vì vậy, bạn có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây để giúp giảm hay đưa chỉ số BMI về ngưỡng hợp lý nhanh chóng.

1. Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe thể chất mà còn tốt cho tinh thần và tâm hồn. Nó giúp bạn tránh xa nhiều bệnh tật, duy trì sự trẻ trung của cơ thể và góp phần quan trọng trong việc giữ cho chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức lành mạnh.

Tiến sĩ Lisa Young, chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả của cuốn "Finally Full, Finally Slim", nhấn mạnh: "Tập thể dục thường xuyên rất quan trọng vì nó giúp đốt cháy calo và xây dựng cơ bắp, từ đó giảm mỡ cơ thể và tăng cường trao đổi chất. Điều này có thể dẫn đến giảm BMI do thành phần cơ thể được cải thiện."

2. Uống đủ nước

Uống đủ nước giúp điều hòa cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Uống nước trước bữa ăn cũng giúp giảm lượng calo nạp vào và hỗ trợ kiểm soát cân nặng.

3. Cắt bỏ thực phẩm chế biến sẵn

Giảm lượng thực phẩm chế biến sẵn sẽ giúp kiểm soát lượng calo nạp vào và góp phần cải thiện chỉ số BMI.

Hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thịt nguội, xúc xích, pizza đông lạnh, súp ăn liền… vì chúng thường chứa nhiều đường và chất béo không lành mạnh. Thay vào đó, hãy tập trung vào những thực phẩm nguyên cám giàu dinh dưỡng để bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.

4. Ngủ đủ giấc

Ngủ đủ giấc là điều quan trọng để duy trì một quá trình trao đổi chất lành mạnh. Thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn, dẫn đến tăng nhu cầu ăn uống và thèm ăn, do đó góp phần tăng cân và BMI cao.

5. Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh

Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết thông qua thực phẩm nguyên cám, chưa qua chế biến là điều ưu tiên hàng đầu nếu bạn muốn giảm chỉ số BMI.

Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Young, chia sẻ: "Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng sẽ cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp điều hòa cảm giác thèm ăn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất lành mạnh. Bổ sung nhiều trái cây, rau củ, protein nạc và ngũ cốc nguyên cám vào chế độ ăn sẽ giúp kiểm soát cân nặng và tăng cường sức khỏe tổng thể."

6. Đo lường chỉ số BMI một cách chính xác

Theo dõi chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách đơn giản để đánh giá cân nặng của bạn có phù hợp với chiều cao hay không. Tuy nhiên, để có kết quả chính xác nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của những người có chuyên môn để được đo chiều cao và cân nặng một cách chuyên nghiệp.

Dựa trên kết quả đo, các chuyên gia sẽ giúp bạn xác định xem BMI của bạn nằm trong khoảng nào và đưa ra những lời khuyên phù hợp để cải thiện sức khỏe.

7. Theo dõi quá trình tập luyện

Nắm rõ mức độ hoạt động thực tế của bản thân trong ngày đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy bạn vận động tích cực hơn.

Bạn có thể sử dụng điện thoại hoặc đồng hồ thông minh để theo dõi và ghi lại tất cả các chuyển động hàng ngày của bạn, giúp bạn dễ dàng nắm bắt tình hình và có động lực để cải thiện mức độ hoạt động.

8. Ghi chép nhật ký hành trình giảm BMI

Một cách đặc biệt hiệu quả để cải thiện thói quen hàng ngày và thúc đẩy hành trình giảm BMI chính là ghi chép nhật ký. Bạn nên ghi lại cân nặng, tất cả các hoạt động thực hiện và cả những thứ bạn ăn uống mỗi ngày.

Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến trình giảm cân, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giảm cân và điều chỉnh kế hoạch giảm cân sao cho phù hợp.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vóc dáng chuẩn theo chỉ số khối cơ thể BMI được tính thế nào?

Việt An - Theo suckhoecong
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

  • 29/04/2024

    Nhiễm nấm Candida: Triệu chứng và điều trị

    Nấm Candida là một loại nấm men có thể sống trên cơ thể con người. Nó thường bao gồm cả nấm men và nấm mốc.

  • 28/04/2024

    Gợi ý chế độ nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho thí sinh trước mùa thi

    Không chỉ chế độ dinh dưỡng đảm bảo mà việc nghỉ ngơi của các thí sinh cũng rất quan trọng để đảm bảo tinh thần được tốt nhất khi bước vào kỳ thi.

Xem thêm