Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Làm gì khi nam giới bị viêm mào tinh hoàn?

Viêm mào tinh hoàn là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở ống tinh hoàn, nơi tích trữ và nuôi dưỡng tinh trùng. Đây là một trong những bệnh thường gặp ở nam giới. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản ở nam giới.

Dấu hiệu nam giới có thể gặp khi viêm mào tinh hoàn 

Viêm mào tinh hoàn thường gặp ở những đối tượng trong độ tuổi sinh hoạt tình dục; hoạt động thể lực quá mức; trải qua những phẫu thuật về đường tiết niệu; đặt sonde niệu đạo, hoặc những dị dạng đường tiết niệu…

Hình ảnh tinh hoàn bị viêm.

Tình trạng viêm cấp tính mào tinh hoàn thường khởi phát bằng những cơn đau tức vùng mặt sau tinh hoàn và lan dần lên vùng hạ vị. Tình trạng đau có thể ở nhiều mức độ khác nhau.

Khi khám các bác sĩ sẽ thấy dấu hiệu bìu sưng, nóng đỏ, sờ tinh hoàn đau, với kích thước lớn và cứng. Tinh hoàn càng đau khi sờ nắn. Ngoài ra, người bệnh có thể bị tiểu buốt, rắt, tiểu gấp. Một số biểu hiện các thường gặp là sốt, nôn, buồn nôn.

Viêm mào tinh hoàn thường gặp ở những đối tượng trong độ tuổi sinh hoạt tình dục.

Viêm mào tinh hoàn ảnh hưởng như thế nào?

Mào tinh hoàn là bộ phận quan trọng đối với chức năng sinh sản của nam giới. Do đó, khi mắc bệnh viêm nhiễm, không được hỗ trợ chữa kịp thời sẽ dẫn đến viêm mạn tính. Các tác nhân gây viêm có thể lan sang các bộ phận khác như ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt gây ra những ảnh hưởng đến đời sống tình dục cũng như khả năng sinh sản của nam giới.

Do khi bị viêm hoạt động của mào tinh hoàn sẽ suy giảm, các bộ phận khác bị các tác nhân gây bệnh lây lan tới gây viêm có thể gây ra những ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Do đó, người bệnh nên chủ động sớm đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.

Nên chủ động sớm đi khám khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh viêm mào tinh hoàn.

Lời khuyên của thầy thuốc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ viêm nhiễm, giai đoạn mắc bệnh (cấp tính, mãn tính) tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp.

Với trường hợp viêm mào tinh hoàn do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh chuyên khoa giúp tiêu viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.

Nếu viêm mào tinh hoàn kết hợp với viêm nhiễm nam khoa khác thì cần đồng thời hỗ trợ điều trị bằng các loại thuốc phù hợp dựa trên kết quả kháng sinh đồ.

Nếu viêm bào tinh hoàn do mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục (nấm, lậu, giang mai…) thì cần hỗ trợ điều trị theo phác đồ hỗ trợ điều trị kết hợp; cần hỗ trợ điều trị cho cả bạn tình để tránh viêm nhiễm ngược.

Cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng đúng thuốc, đủ liều lượng, đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, người bệnh cần có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, bổ sung chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, giúp cho việc hỗ trợ điều trị viêm mào tinh hoàn hiệu quả.

Bệnh dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, ngay khi xuất hiện những dấu hiệu viêm mào tinh hoàn, cần đi khám và được tư vấn điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm thông tin bài viết: Viêm mào tinh hoàn – Căn bệnh đáng quan tâm.

BS Đăng Kiên - Theo suckhoedoisong.vn
Bình luận
Tin mới
  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

  • 04/05/2024

    3 cách giảm nghẹt mũi nhanh chóng

    Nhiều người gặp phải tình trạng nghẹt mũi do cảm lạnh, cảm cúm hoặc do nằm ngủ trong phòng có điều hòa. Bạn không nên cố gắng xì mũi mà cần áp dụng một vài mẹo thông mũi hiệu quả dưới đây.

  • 03/05/2024

    Tư thế ngủ ảnh hưởng đến sức khoẻ đường ruột thế nào?

    Giấc ngủ và sức khoẻ đường ruột có mối liên hệ chặt chẽ. Không chỉ chất lượng giấc ngủ, mà tư thế ngủ cũng có tầm quan trọng không kém để có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh.

  • 03/05/2024

    Bị rối loạn lo âu có tự khỏi được không?

    Rối loạn lo âu là một căn bệnh phổ biến và tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bất kỳ ai. Nhiều người thắc mắc rối loạn lo âu có tự khỏi được không và cách cải thiện bệnh thế nào?

  • 03/05/2024

    Phẫu thuật nội soi thu nhỏ dạ dày giảm cân có an toàn không?

    Béo phì hiện đang là mối lo ngại lớn ở nhiều quốc gia khi tỷ lệ mắc ngày càng gia tăng, kéo theo hàng loạt bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và rối loạn mỡ máu... Một trong những phương pháp nhanh và hiệu quả để kiểm soát béo phì là phẫu thuật thu nhỏ dạ dày qua ống nội soi (Endoscopic sleeve gastroplasty - ESG).

Xem thêm