Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khó tiêu - bệnh lý hay chỉ là cảm giác?

Khó tiêu, hay còn được biết đến là chứng đầy bụng như dân gian thường gọi, là một thuật ngữ chung để chỉ tình trạng khó chịu ở phần bụng trên. Khó tiêu không phải là một bệnh, mà là một triệu chứng, có thể được mô tả là tình trạng đau bụng hoặc có cảm giác đầy bụng ngay sau khi ăn. Khó tiêu có thể là một triệu chứng của các bệnh tiêu hoá khác nhau và có thể được điều chỉnh bằng cách thay đổi chế độ ăn, lối sống và việc dùng thuốc.

Triệu chứng khó tiêu

Khó tiêu có thể là triệu chứng của các bệnh tiêu hoá tiềm ẩn, ví dụ như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét hoặc bệnh về túi mật. Các triệu chứng khó tiêu bao gồm:

  • Có cảm giác nóng ở dạ dày hoặc ở vùng bụng trên
  • Đau bụng
  • Dễ đầy bụng trong suốt bữa ăn, mặc dù bạn chưa ăn nhiều và do đó, bạn không thể ăn thêm được nữa
  • Có cảm giác khó chịu sau khi ăn no: cảm giác no kéo dài hơn bình thường, gây ra tình trạng khó chịu.
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Có vị acid (chua) trong miệng
  • Ợ hơi

Những ai dễ bị khó tiêu?

Khó tiêu là tình trạng rất thường gặp. Mọi người, ở tất cả các độ tuổi và ở tất cả các giới đều có thể bị khó tiêu. Trong phần lớn các trường hợp, chứng khó tiêu sẽ không gây ra tình trạng nguy hiểm. Tuy nhiên, tình trạng khó tiêu có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này và các triệu chứng đi kèm để có phương hướng điều trị đúng đắn.

Các nguyên nhân gây khó tiêu

Có rất nhiều nguyên nhân gây khó tiêu, bao gồm:

Do các tình trạng bệnh lý:

  • Viêm loét
  • Trào ngược dạ dày thực quản
  • Ung thư dạ dày (hiếm gặp)
  • Liệt dạ dày nhẹ (tình trạng khi dạ dày không thể làm rỗng hoàn toàn được, thường gặp ở người bệnh tiểu đường)
  • Viêm dạ dày
  • Hội chứng ruột kích thích
  • Sỏi mật
  • Tắc ruột
  • Táo bón
  • Viêm tuỵ mạn tính
  • Bệnh tuyến giáp
  • Giảm lưu lượng máu đến ruột (thiếu máu cục bộ tại ruột)
  • Phụ nữ mang thai

Do sử dụng thuốc

  • Aspirin và các loại thuốc giảm đau khác, ví dụ như các loại thuốc chống viêm không chứa steroid như ibuprofen và naproxen
  • Estrogen và các loại thuốc tránh thai đường uống
  • Các thuốc steroid
  • Một số loại kháng sinh nhất định
  • Thuốc điều trị bệnh tuyến giáp

Do các yếu tố về lối sống

  • Ăn quá nhiều, ăn quá nhanh, ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc ăn trong trạng thái căng thẳng
  • Uống quá nhiều đồ uống có cồn
  • Hút thuốc lá
  • Căng thẳng và mệt mỏi

Ngoài ra, khó tiêu không chỉ là do có quá nhiều acid dạ dày. Việc nuốt phải quá nhiều không khí trong khi ăn cũng có thể làm tăng các triệu chứng ợ hơi và đầy bụng, thường đi kèm với tình trạng khó tiêu.

Đôi khi, những người thường xuyên bị khó tiêu sẽ không liên quan đến các yếu tố nêu trên. Loại khó tiêu này gọi là khó tiêu chức năng hay còn gọi là khó tiêu không do loét. Đây là một trong những rối loạn đường tiêu hóa ở vùng thượng vị rất thường gặp, gây cảm giác đau bụng và khó chịu nếu người bệnh. Nguyên nhân của chứng khó tiêu chức năng hiện nay vẫn chưa rõ ràng, tuy nhiên một số giả thiết cho rằng, chứng khó tiêu chức năng có cùng nguyên nhân với hội chứng ruột kích thích. Một số bằng chứng vẫn ủng hộ giả thiết nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra chứng khó tiêu chức năng. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng chứng khó tiêu chức năng lại ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

 

Điều trị khó tiêu như thế nào?

Vì khó tiêu là một triệu chứng, không phải là bệnh lý nên việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân tiềm ẩn gây khó tiêu.

Dự phòng khó tiêu

Cách tốt nhất để dự phòng tình trạng khó tiêu là tránh các loại thực phẩm hoặc các tác nhân gây tình trạng khó tiêu, điển hình như việc ghi lại nhật ký ăn uống để giúp nhận ra các loại thực phẩm gây khó tiêu. Dưới đây là một số điều chỉnh khác về lối sống:

  • Chia bữa ăn chính thành các bữa ăn nhỏ để dạ dày không phải làm việc quá tải trong một thời gian dài.
  • Ăn chậm hơn
  • Tránh ăn quá nhiều các loại thực phẩm có chứa hàm lượng acid cao, ví dụ như trái cây họ cam quýt và cà chua
  • Giảm hoặc tránh sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa caffeine
  • Nếu căng thẳng là nguyên nhân gây khó tiêu, hãy thực hiện các biện pháp kiểm soát căng thẳng, ví dụ như thư giãn và kỹ thuật phản hồi sinh học (kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức).
  • Nếu đang hút thuốc lá, hãy cai thuốc. Hút thuốc lá có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày
  • Cắt giảm tiêu thụ rượu bia vì cồn trong rượu bia có thể làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
  • Tránh mặc quần áo quá chật vì sẽ gây chèn ép lên dạ dày và khiến thức ăn trong dạ dày có thể trào ngược lên thực quản.
  • Không luyện tập thể thao khi no. Thay vào đó, hãy luyện tập thể thao trước bữa ăn hoặc ít nhất 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn.
  • Không nằm xuống khi vừa ăn no.
  • Đợi ít nhất 3 tiếng sau khi ăn no mới đi ngủ.
  • Gối cao đầu khi ngủ (ít nhất 15cm) so với chân. Việc này sẽ giúp dịch dạ dày chảy xuống ruột dễ hơn và không bị trào ngược lên thực quản.

Khi nào nên đến gặp bác sỹ vì khó tiêu?

Vì khó tiêu có thể là một triệu chứng của một bệnh hay tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng, nên bạn có thể cần đến gặp bác sỹ nếu gặp phải các triệu chứng sau:

  • Nôn mửa hoặc có máu trong chất nôn (chất nôn có màu nâu như cà phê)
  • Sụt cân
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Phân đen hoặc có máu trong phân
  • Đau bụng dữ dội
  • Khó chịu nhưng không phải do ăn no

Các triệu chứng giống như khó tiêu có thể xuất phát từ tình trạng  nhồi máu cơ tim. Nếu ít khi bị tình trạng khó tiêu nhưng khi gặp phải lại đi kèm với các triệu chứng như khó thở, đau ngực, vã mồ hôi hoặc đau lan toả tới vùng cằm, cổ hoặc cánh tay, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?

PGS. TS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng VIệt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm