Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Khi nào có thể cho trẻ sơ sinh ra ngoài trời?

Sau khi sinh em bé, bạn sẽ muốn đưa chúng ra ngoài để giới thiệu thế giới đầy mới mẻ ngoài kia cho chúng. Nhưng nhiều mẹ sẽ tự hỏi liệu khi nào bạn có thể đưa trẻ sơ sinh ra ngoài?

Chuyến đi chơi đầu tiên của trẻ nhỏ sẽ đầy hào hứng nhưng cũng mang lại không ít những lo lắng cho cha mẹ về những điều nên làm và không nên làm với trẻ trong giai đoạn nhỏ tuổi này. Bạn phải làm điều đó đúng lúc, đúng cách và phải đưa trẻ đến đúng nơi.

Hầu hết các bác sĩ đều cho phép cha mẹ đưa trẻ sơ sinh ra ngoài nếu chúng khỏe mạnh và không có bệnh lý nền. Tuy nhiên, trẻ sinh non và những trẻ có hệ thống miễn dịch bị tổn thương được khuyên nên ở trong nhà cho đến khi được hai tháng tuổi do những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.

Đưa trẻ sơ sinh ra ngoài trời có một số lợi ích dù dành thời gian trong môi trường không bị ô nhiễm tốt cho bạn và em bé. Trong bài viết này, VIAM sẽ giúp bạn cân nhắc những nguy cơ và lợi ích của việc đưa bé ra ngoài để trải nghiệm đầu tiên của bé được tốt và an toàn.

Làm thế nào để bảo vệ trẻ khi ra ngoài trong các thời điểm mùa khác nhau trong năm?

Vào mùa đông bạn cần giữ ấm cho bé trong mùa đông khi định đi ra ngoài

Nếu bạn sống ở một nơi có mùa đông dễ chịu không quá khắc nghiệt, thì đó có thể là một trong những mùa tốt nhất để đưa trẻ sơ sinh ra ngoài nơi công cộng. Tuy nhiên, ở những nơi băng giá, bạn cần che chắn đủ lớp cho bé để đảm bảo bé không bị cảm lạnh. Quần dài, áo len và bảo vệ tai là những vật dụng cần thiết khi đưa trẻ ra ngoài trời. Vào những ngày đông lạnh giá, hãy cho trẻ sơ sinh đi chơi ngoài trời trong thời gian ngắn vì chúng có thể dễ bị hạ thân nhiệt .

Vào mùa xuân

Mùa xuân là một trong những mùa tốt nhất để đưa trẻ sơ sinh của bạn ra ngoài nơi công cộng vì nhiệt độ rất dễ chịu. Tuy nhiên, ở một số nơi, mùa xuân có thể hơi khó đoán khi những ngày nắng đẹp, rực rỡ có thể bị quấy rầy bởi những cơn gió se lạnh. Do đó, bạn nên kiểm tra thời tiết trước khi đưa trẻ sơ sinh ra ngoài.

Đọc thêm bài viết: Trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin gì?

Vào mùa hè

Vì mùa đông lạnh giá có thể gây hại cho trẻ nhưng thời tiết nóng bức vào mùa hè cũng tương tự như vậy. Nếu bạn muốn đưa trẻ ra ngoài vào mùa hè, bạn phải bảo vệ chúng khỏi nhiệt độ quá cao, mồ hôi và ánh sáng trực tiếp từ mặt trời. Bạn nên đưa trẻ ra ngoài vào buổi sáng sớm hoặc tối muộn trong những tháng mùa hè vì trời sẽ không quá nóng gắt và thời tiết tương đối dễ chịu cho em bé của bạn .

Bạn nên sử dụng xe đẩy mái để bé không bị nắng chiếu trực tiếp. Bên cạnh đó bạn cần tránh sử dụng kem chống nắng cho trẻ, vì trẻ em dưới sáu tháng tuổi không nên tiếp xúc với những sản phẩm như vậy. Bạn cũng nên sử dụng lưới cho xe đẩy hoặc nôi nếu bạn muốn đưa con ra ngoài vào buổi tối muộn để bảo vệ chúng khỏi muỗi.

Vào mùa thu

Mùa thu là thời điểm chuyển giao từ mùa hè sang mùa đông, mùa thu là thời điểm tuyệt vời để đưa trẻ nhỏ ra ngoài trời. Thời tiết mùa thu cả ngày và đêm đều dễ chịu và quang cảnh trông cũng thật đẹp với những tán lá có màu sắc khác nhau. Bất kể bạn đưa trẻ nhỏ ra ngoài vào thời gian nào, hãy đảm bảo rằng chúng được bảo vệ tốt vào thời điểm đó trong ngày.

Lợi ích của việc đưa trẻ ra ngoài                                                                          

Đưa trẻ ra ngoài trời không phải lúc nào cũng có hại mà chúng cũng có thể có lợi.

Tổng hợp vitamin D

Một trong những điều quan trọng nhất mà trẻ nhận được khi đi ra ngoài là vitamin D, một vi chất rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển khả năng miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và không nên phơi nắng quá 15 phút.

Giúp phát triển thể chất

Từ thời điểm trẻ được sinh ra cho đến khi được hai tuổi, chúng đang ở giai đoạn phát triển cảm giác vận động. Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự tăng trưởng phát triển và học hỏi thông qua những trải nghiệm cảm giác vận động mà trẻ có. Vì vậy, đưa trẻ nhỏ ra ngoài trời có thể thúc đẩy sự phát triển thể chất của trẻ khi trẻ tương tác với thế giới bên ngoài.

Đặt nền tảng cho việc học

Giống như việc ra ngoài trời giúp phát triển thể chất cho trẻ sơ sinh, nó cũng tạo nền tảng cho việc học tập. Trẻ càng tương tác nhiều với môi trường, càng có nhiều khớp thần kinh hình thành trong não, điều này cho phép trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng nắm bắt trí tuệ. Do đó, hoạt động ngoài trời rất tốt để thúc đẩy sự phát triển tinh thần của trẻ sơ sinh.

Cải thiện phản ứng giác quan trong giai đoạn cảm giác vận động

Như đã đề cập trước đó, giai đoạn cảm biến vận động của bé đặt nền móng cho các giai đoạn sắp tới. Để trẻ nhỏ tiếp xúc với các kích thích khác nhau mỗi ngày có thể giúp thúc đẩy nhiều phản ứng cảm giác vận động hơn từ trẻ, giúp trẻ phát triển thành những đứa trẻ khỏe mạnh cũng như giúp phát triển các kỹ năng ngôn ngữ ở trẻ sơ sinh.

Tạo thói quen ngủ lành mạnh

Ánh sáng tự nhiên đóng một vai trò quan trọng trong kiểu ngủ của chúng ta, và nó đúng cả đối với trẻ sơ sinh. Lần đầu làm cha mẹ bạn có thể phải vật lộn để tìm thời gian ngủ hoàn hảo cho trẻ. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Liverpool, việc cho bé tiếp xúc với ánh nắng ngoài trời vào ban ngày có thể đảm bảo bé có một giấc ngủ ngon vào ban đêm.

Giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi bệnh tật

Trẻ sơ sinh có hệ thống miễn dịch phát triển chưa đầy đủ. Tuy nhiên, cho trẻ ngoài trời có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phòng tránh bệnh tật sau này.

Ra ngoài không chỉ có lợi cho bé mà còn giúp ích cho mẹ đặc biệt là nguy cơ trầm cảm sau sinh. Tiếp xúc với không khí trong lành, ánh sáng tự nhiên và tập thể dục ngoài trời giúp giảm căng thẳng, thư giãn và chống lại những suy nghĩ tiêu cực.

Đọc thêm bài viết: Làm gì khi trẻ sơ sinh không tăng cân?

Nguy cơ khi đưa trẻ ra ngoài nơi công cộng

Nếu trẻ khỏe mạnh, bạn sẽ không gặp phải nguy cơ nào khi đưa trẻ ra ngoài nơi công cộng. Tuy nhiên, bạn cần tránh đưa trẻ sơ sinh đến những nơi đông người vì điều đó làm tăng nguy cơ tiếp xúc với người bị bệnh. Điều này cũng có thể làm trẻ hoảng sợ vì trẻ chưa quen với đám đông và có thể khiến bạn khó quản lý trẻ hơn. Với trẻ dưới 2 tuổi bạn không nên sử dụng khẩu trang cho trẻ ngay cả khi bạn đưa chúng đến nơi công cộng. Trẻ sơ sinh có đường hô hấp nhỏ hơn nên có thể bị khẩu trang che khuất.

Một vài lưu ý khi đưa trẻ nhỏ trẻ sơ sinh ra ngoài nơi công cộng:

  • Mặc quần áo thoải mái thích hợp cho trẻ: Trước khi đưa bé ra ngoài trời, hãy đảm bảo rằng bé được mặc quần áo phù hợp với khí hậu và thời gian trong ngày.
  • Nên bắt đầu với chuyến đi ngắn: Chuyến đi chơi đầu tiên của bé luôn phải ngắn. Bạn nên bắt đầu từ những chuyến đi nhỏ, sau đó tăng tần suất và thời lượng các chuyến đi chơi ngoài trời của trẻ. Điều này giúp bạn và trẻ có thời gian để cùng nhau thích nghi với môi trường ngoài trời cũng như giúp bé có đủ kinh nghiệm để làm quen với những chuyến đi dài hơn trong tương lai.
  • Mang theo những đồ dùng cần thiết cho bé: Bạn không cần phải mang theo quá nhiều đồ dùng cho trẻ trong những lần đi chơi ngắn ngoài trời. Nhưng đối với những chuyến đi chơi xa hơn một chút, bạn sẽ cần một vài đồ dùng cá nhân cho trẻ để đảm bảo rằng con bạn được thoải mái và bạn cũng vậy. Bạn nên có đồ dùng để thay cho trẻ như tã, khăn giấy, bình nước, khăn che cho con bú và sữa dành cho em bé.
  • Tránh xa những khu vực đông đúc: Trẻ sơ sinh mới đến thế giới này chúng vẫn đang học cách điều chỉnh thích nghi với môi trường thế giới mới lạ vậy nên bạn cần đưa trẻ đến những nơi không quá đông đúc. Ngoài nỗi sợ vi trùng, những nơi đông người có thể khiến bé lo lắng và cáu kỉnh. Tốt nhất là tránh xa những nơi quá đông đúc cho đến khi bé quen với việc ở ngoài trời. Tránh những nơi như trường học, bệnh viện và nhà trẻ càng nhiều càng tốt. Nếu bạn đưa trẻ đến những nơi này, hãy giữ trẻ trong vòng tay của bạn hoặc dùng xe đẩy có mái che. Bạn cũng  cần vệ sinh tay thường xuyên trong chuyến đi.
  • Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh: Hầu hết các bậc cha mẹ mới thường lo lắng về nguy cơ nhiễm bệnh từ môi trường xung quanh trẻ sơ sinh. Vì hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển nên trẻ cần tránh tiếp xúc với người bị bệnh

Khi bạn trở về nhà sau một chuyến đi chơi thành công, trước tiên bạn phải rửa tay của chính mình và sau đó là tay của trẻ sơ sinh một cách nhẹ nhàng vì chúng có thể đã chạm vào bất cứ thứ gì hoặc ai đó đã chạm vào chúng. Bạn cũng nên tắm cho bé sau khi đi chơi xa ngoài trời trong thời gian ngắn để đảm bảo vệ sinh cho trẻ tránh những nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Bổ sung vitamin sẽ giúp bé tăng trưởng và phát triển bình thường. Để bổ sung vitamin đúng cách cho bé, hãy liên hệ với Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM trực thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam TẠI ĐÂY hoặc Hotline 0935 18 3939/ 024 3633 5678 để được tư vấn chế độ ăn chay khoa học bởi các chuyên gia đầu ngành.

BS. Hoài Thu - Phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Momjunction
Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm