Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hạ natri máu

Natri là một chất điện giải cần thiết giúp duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể và quanh các tế bào. Natri cũng rất cần thiết cho chức năng của cơ bắp và não bộ...

Nguyên nhân của hạ natri máu

Rất nhiều yếu tố có thể gây ra hạ natri máu. Lượng natri sẽ hạ xuống thấp nếu cơ thể mất quá nhiều nước và điện giải. Đó có thể là triệu chứng của một số tình trạng bệnh lý. Nguyên nhân của hạ natri máu bao gồm:

  • Nôn mửa hoặc tiêu chảy nặng
  • Uống một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau
  • Uống thuốc lợi tiểu
  • Uống quá nhiều nước khi luyện tập thể thao (rất hiếm gặp)
  • Mất nước
  • Suy thận hoặc các bệnh thận
  • Bệnh về gan
  • Các vấn đề về tim mạch
  • Rối loạn chức năng tuyến thượng thận như trong bệnh Addison
  • Suy tuyến giáp
  • Bệnh uống nhiều tiên phát, bệnh xảy ra khi bạn bị khát nước quá mức và khiến bạn uống quá nhiều nước.
  • Dùng thuốc lắc
  • Hội chứng SIADH (hội chứng hoocmôn chống bài niệu không phù hợp) làm cơ thể bạn giữ nước.
  • Đái tháo nhạt, một bệnh hiếm làm cơ thể không sản xuất đủ hoocmôn chống bài niệu.
  • Hội chứng Cushing, gây ra tăng nồng độ cortisol (hiếm gặp).

Những ai có nguy cơ cao bị hạ natri máu?

Một số yếu tố nhất định sẽ làm tăng nguy cơ hạ natri máu của bạn, bao gồm:

  • Tuổi cao
  • Uống thuốc lợi tiểu
  • Uống thuốc chống trầm cảm
  • Là vận động viên luyện tập cường độ cao
  • Sống trong khu vực nhiệt đới
  • Ăn bữa ăn ít natri

Nếu bạn có nguy cơ bị hạ natri máu, bạn cần phải rất cẩn thận khi tiêu thụ các chất điện giải và nước.

Triệu chứng của hạ natri máu

Triệu chứng của hạ natri máu có thể rất khác nhau giữa mọi người. Nếu nồng độ natri của bạn hạ một cách từ từ, bạn có thể sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Nếu nồng độ natri của bạn hạ một cách đột ngột, các triệu chứng có thể sẽ nghiêm trọng hơn.

Hạ natri máu đột ngột là một tình trạng cấp cứu. Hạ natri máu có thể gây bất tỉnh, co giật và hôn mê.

Các triệu chứng phổ biến của hạ natri máu bao gồm:

  • Cảm thấy yếu
  • Mệt mỏi hoặc ít năng lượng
  • Đau đầu
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Chuột rút hoặc co thắt cơ
  • Lú lẫn
  • Kích thích

Kiểm tra lượng natri trong máu

Xét nghiệm máu có thể kiểm tra được lượng natri trong máu. Kể cả khi bạn không có các triệu chứng hạ natri máu, bác sỹ cũng có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm chuyển hóa cơ bản. Xét nghiệm này sẽ kiểm tra nồng độ các chất điện giải và chất khoáng có trong máu. Một xét nghiệm về thang chuyển hóa cơ bản thường là một phần của việc khám thông thường. Xét nghiệm thang chuyển hóa có thể nhận ra được lượng natri máu bị hạ ở những người không xuất hiện triệu chứng.

Nếu nồng độ natri của bạn bất thường, bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng natri trong nước tiểu. Kết quả của xét nghiệm này sẽ giúp bác sỹ xác định được nguyên nhân của việc hạ natri máu.

Nếu lượng natri trong máu của bạn thấp nhưng trong nước tiểu lại cao, cơ thể bạn có thể sẽ bị mất quá nhiều natri. Hạ natri cả ở trong máu và nước tiểu, nghĩa là cơ thể bạn không có đủ natri hoặc có quá nhiều nước trong cơ thể.

Điều trị hạ natri máu

Điều trị hạ natri máu phụ thuộc vào nguyên nhân, bao gồm:

  • Giảm lượng nước uống
  • Điều chỉnh liều thuốc lợi tiểu
  • Dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, co giật
  • Điều trị các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn
  • Truyền natri qua tĩnh mạch

Dự phòng hạ natri máu

Giữ lượng nước và các chất điện giải ở mức cân bằng có thể giúp ngăn chặn hạ natri máu. Nếu bạn là vận động viên, việc uống đủ nước trong khi luyện tập là rất quan trọng. Nếu bạn là vận động viên, bạn cũng nên cân nhắc đến việc dùng các loại đồ uống bù nước và điện giải. Những loại đồ uống này chứa các chất điện giải, bao gồm cả natri và có thể giúp cung cấp thêm natri bù vào lượng natri trong mồ hôi đã mất đi. Những loại đồ uống này cũng giúp ích nếu bạn mất nước do bị tiêu chảy hoặc nôn mửa.

Thông thường, phụ nữ nên đặt mục tiêu uống 2,2 lít nước một ngày và nam giới nên đặt mục tiêu uống khoảng 3 lít nước một ngày. Khi bạn có đủ nước, nước tiểu của bạn sẽ có màu vàng nhạt hoặc trong suốt và bạn sẽ không cảm thấy khát.

Uống nhiều nước là một việc rất quan trọng nếu:

  • Thời tiết ấm/ nóng hơn
  • Bạn đang ở trên cao
  • Bạn đang mang thai hoặc đang cho con bú
  • Bạn bị nôn mửa
  • Bạn bị tiêu chảy
  • Bạn bị sốt

Bạn nên uống không quá 1 lít nước mỗi tiếng. Đừng quên rằng hạ natri máu có thể xảy ra nếu bạn uống quá nhiều nước trong một thời gian quá ngắn.

Thông tin thêm trong bài viết: Làm sao để hạ triglyceride máu?

Bình luận
Tin mới
  • 30/04/2024

    Làm sao phòng ngừa suy tim khi có nguy cơ cao mắc bệnh?

    Mới đây, các nhà khoa học Anh đã nghiên cứu một xét nghiệm máu mới có thể giúp xác định những người có nguy cơ tử vong cao nếu mắc bệnh suy tim. Vậy nếu là người có nguy cơ cao mắc bệnh, bạn có thể làm gì để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này?

  • 30/04/2024

    Cắt giảm đường phụ gia đem lại những lợi ích sức khỏe nào?

    Khác với đường tự nhiên có trong rau củ quả hay sữa, đường phụ gia lại gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 lợi ích xảy ra khi bạn cắt giảm đường phụ gia trong chế độ ăn hàng ngày.

  • 30/04/2024

    Vì sao nên thêm cải xoăn vào chế độ ăn uống?

    Cải xoăn (kale) là một siêu thực phẩm đã trở nên phổ biến rộng rãi trong những năm gần đây với giá trị dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là lý do bạn nên đưa cải xoăn thường xuyên hơn trong chế độ ăn uống.

  • 30/04/2024

    Phù nề: Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Phù nề là một thuật ngữ trong Y khoa, dùng để miêu tả tình trạng sưng tấy ở bất kì cơ quan nào trên cơ thể. Chúng xảy ra với nhiều nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó, đây được coi là triệu chứng của nhiều bệnh. Đặc biệt, nếu không được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, rất có thể, tình trạng phù nề sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • 29/04/2024

    5 sự thật bạn cần biết về chứng ù tai

    Ù tai hoặc có tiếng kêu lạ trong tai như tiếng ve kêu, ong kêu, dế kêu là vấn đề nhiều người gặp phải. Mặc dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

  • 29/04/2024

    4 loại gia vị có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

    Các chuyên gia y tế chia sẻ 4 loại gia vị quen thuộc đã được chứng minh có tác dụng tăng cường sức khỏe não bộ và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

  • 29/04/2024

    Đau họng:Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị

    Viêm họng, hay đau họng, là tình trạng viêm ở phía sau cuống họng (còn gọi là họng). Viêm họng có thể gây đau khi nuốt và đau nhức, khó chịu, đau hoặc ngứa ngáy ở cổ họng.

  • 29/04/2024

    Xuất huyết não nguy hiểm ra sao?

    Trong 2 dạng đột quỵ não, xuất huyết não ít gặp hơn nhồi máu não nhưng tỷ lệ tử vong và di chứng cao hơn. Người sống sót qua cơn đột quỵ xuất huyết não cần làm gì để phòng bệnh tái phát?

Xem thêm