Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cơ thể con người chứa bao nhiêu máu?

Con người sẽ không thể tồn tại nếu thiếu máu trong cơ thể. Lượng chất lỏng thiết yếu này trong cơ thể một người trưởng thành đủ để đổ đầy tràn một bình đựng sữa dung tích 1 gallon.

Tiến sĩ Daniel Landau, một bác sĩ chuyên khoa huyết học và ung thư tại Trung tâm ung thư Orlando thuộc Đại học Florida (Mỹ), cho biết, một người trưởng thành trung bình có khoảng 4,5 - 5,5 lít máu lưu thông bên trong cơ thể họ.

Nếu không có máu, trọng lượng cơ thể chúng ta sẽ giảm 8 - 10% và tất nhiên, lúc đó chúng ta cũng sẽ chết. Điều này đồng nghĩa, ở một người sở hữu cân nặng 54kg, máu trong cơ thể họ chiếm khoảng 4,4 - 5,4kg.

Vào lúc 5 - 6 tuổi, trẻ em đã có lượng máu tương đương của người trưởng thành. Tuy nhiên, vì trẻ em nhỏ hơn với các cơ, xương và nội tạng không nặng bằng, nên máu của chúng chiếm tỉ lệ lớn hơn trong tổng trọng lượng cơ thể so với ở người lớn.

Trong khi đó, trẻ sơ sinh chẳng có mấy máu trong cơ thể. Một đứa trẻ chào đời với cân nặng khoảng 2,3 - 3,6kg chỉ có khoảng 0,2 lít máu trong cơ thể. Chừng ấy tương đương với lượng máu trong cơ thể của một con mèo nặng 4,5kg, theo tiến sĩ Greg Nelson, một bác sĩ thú y ở New York, Mỹ. Loài chó sở hữu lượng máu nhiều hơn chút đỉnh trong cơ thể chúng, đồng nghĩa với một con chó nặng 36kg có 3 lít máu.

Máu lưu thông khắp cơ thể người với vận tốc trung bình khoảng 4,8 - 6,4km/h. (Ảnh: Shutterstock).

Một điều thú vị ít người biết là, lượng máu trong cơ thể người là khác nhau giữa các cá nhân, phụ thuộc vào các yếu tố như độ tuổi, giới tính, sức khỏe tổng thể và thậm chí cả nơi sống. Chẳng hạn như, đàn ông có xu hướng có lượng máu lớn hơn phụ nữ sở hữu cùng kích thước cơ thể và cân nặng.

Những người sinh sống ở các vùng cao cũng có khả năng sở hữu lượng máu nhiều hơn tới 2 lít so với những người cư trú ở các nơi thấp hơn. Các chuyên gia giải thích, điều này là vì, không khí ở trên cao ít oxy hơn, nên những người sống ở đó cần thêm máu để vận chuyển đủ lượng oxy tới phổi.

Khi một người trưởng thành hiến máu, các nhân viên y tế thường rút lấy 500ml máu của họ.

Các tế bào máu có tuổi thọ khoảng 120 ngày và cơ thể liên tục sản sinh ra các tế bào máu mới ở tủy xương. Tuy nhiên, tủy xương vẫn cần thời gian để tái tạo các tế bào máu, nên đây là lí do chúng ta không thể hiến máu quá thường xuyên.

Ở người trưởng thành, máu trong cơ thể chứa khoảng 3 lít huyết tương, các tế bào hồng cầu, tế bào bạch cầu và tiểu cầu. Các vitamin, chất điện phân và các chất dinh dưỡng khác hoàn tan trong máu và được vận chuyển tới các tế bào và bộ phận cơ thể.

Máu của người còn chứa vàng và kim loại này chiếm khoảng 0,02% tổng lượng máu trong cơ thể. Điều này tương đương, bạn cần có máu của khoảng 40.000 người mới khai thác được khoảng 28g vàng, quá ít và không đủ để khiến bất kỳ ai trở nên giàu có.

Trong khi đó, sắt lại tồn tại với số lượng lớn hơn nhiều trong máu người. Nguyên tố này giúp các tế bào máu duy trì hình dạng tròn, giúp lí giải tại sao người trưởng thành có khoảng 3 - 4g sắt trôi nổi trong máu của họ.

Theo Vietnamnet
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm