Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng trào ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản và được chia làm 2 loại.

Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sinh lí: là hiện tượng trào ngược nhưng không gây biến chứng hoặc không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Thời gian trào ngược cho mỗi đợt ngắn < 3 phút.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng trào ngược gây nên các biến chứng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Bình thường khi dạ dày co bóp, cơ thắt thực quản dưới (ở phần thực quản nối với dạ dày) co lại, giúp đóng kín dạ dày (Hình 1). Trường hợp đoạn dưới thực quản dãn rộng hơn bình thường, thức ăn sẽ từ dạ dày trào ngược lên thực quản.

image002

Hình 1: Cơ thắt đoạn dưới thực quản

Các triệu chứng khi trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản:

  • Biểu hiện ở đường tiêu hóa: nôn trớ là biểu hiện chính, nôn ra sữa mới bú xuất hiện ngay sau sinh, nôn dễ dàng, tăng sau khi ăn.
  • Biểu hiện ngoài đường tiêu hóa: rất đa dạng, có thể có một hoặc nhiều biểu hiện:
    • Khò khè, viêm phổi tái phát, giãn phế quản
    • Viêm xoang, viêm tai
    • Mòn răng
    • Thiếu máu, suy dinh dưỡng, chậm tăng cân
    • Ngừng thở do sặc (hiếm gặp)

Cách chăm sóc trẻ bị luồng trào ngược dạ dày – thực quản

  1. Chế độ ăn
  • Bú nhiều lần, rút ngắn khoảng cách giữa 2 lần (1 – 1,5 giờ), thời gian bú khoảng 10 – 15 phút. Cho trẻ bú đúng tư thế và ngậm bắt vú đúng để hạn chế nuốt nhiều hơi vào dạ dày.
  • Mẹ không nên kiêng ăn, phải ăn đa dạng các loại thức ăn để có sữa cho con bú.
  • Nếu trẻ dùng sữa công thức bằng bình bú thì phải kiểm tra núm vú xem kích thước tia sữa đã phù hợp chưa.
  • Hạn chế ăn thức ăn giàu chất béo như mỡ động vật, phủ tạng động vật, sô cô la, cà phê, đồ uống có ga…
  • Chia nhỏ lượng thức ăn và cho trẻ ăn nhiều bữa hơn: 1-1,5 giờ/1lần.
  • Làm đặc sữa bằng cách: Pha bột gạo đã được chế biến sẵn vào sữa theo tỷ lệ 1 muỗng bột với 60 -120ml sữa.
  • Một số lưu ý:
    • Hạn chế cho trẻ ngậm vú giả.
    • Tránh cho trẻ ăn: nước cam, quýt, bưởi, thức ăn chiên hoặc nhiều dầu, tỏi, hành, thức ăn cay, sốt cà chua và những chế biến kèm sốt cà chua.
    • Tránh thức ăn quá đặc làm tăng nguy cơ táo bón và giảm khả năng hấp thu canxi trong sữa.
  1. Tư thế

Cho trẻ nằm ngửa, thân và đầu cao, tạo góc 45-60 độ so với mặt giường (Hình 2).

image004

Hình 2: Tư thế nằm của trẻ

        2.1. Chăm sóc ngoài bữa ăn
  • Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột

  • Ngủ ở tư thế đầu cao 30 độ, nên ngủ sau ăn ít nhất 2-3 giờ.

  • Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng.

         2.2. Chăm sóc khi trẻ bị nôn trớ

  • Bế hoặc cho trẻ nằm nghiêng về một bên
  • Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
  • Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi
  • Thay bỉm, quần áo khô thoáng để tránh trẻ bị lạnh
  • Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút.

Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

  • Nôn quá nhiều
  • Viêm đường hô hấp
  • Chậm tăng cân

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cảnh giác với chứng trào ngược dạ dày – thực quản ở trẻ em

ĐDCKI Bùi Thị Ngọc Ánh – Khoa Tiêu Hóa - Theo Bệnh viện Nhi TW
Bình luận
Tin mới
  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

Xem thêm