Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hội chứng nhà trẻ: Con cứ đến lớp là ốm, phải làm sao?

Hội chứng nhà trẻ (daycare syndrome) là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, sốt… ở trẻ khi đến lớp.

Daycare syndrome - hội chứng nhà trẻ là gì?

Daycare syndrome hay còn gọi là hội chứng nhà trẻ, là tình trạng lặp đi lặp lại các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên: Sốt -> Chảy nước mũi -> Ngạt mũi -> Ho -> Sốt -> Chảy nước mũi -> Ho -> Sốt…

Hội chứng này thường gặp trong 1 - 2 năm đầu đi nhà trẻ/mẫu giáo của trẻ và phần nhiều do virus gây ra.

Tại sao có hội chứng nhà trẻ?

Trẻ em dưới 6 tuổi, trong một năm bị trung bình từ 6 đến 8 lần nhiễm virus hô hấp trên (virus gây bệnh tai mũi họng) và có thể lên đến một lần mỗi tháng, thường trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 4. Các triệu chứng của nhiễm virus mũi họng thường là sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi, ho.

Trẻ nhỏ thường hoạt động tại các cơ sở chăm sóc tập trung như nhà trẻ - trường mẫu giáo, do đó trẻ xuyên tiếp xúc với mầm bệnh từ những đứa trẻ khác. Mặt khác do hệ miễn dịch còn non yếu nên cơ thể chưa đủ phản xạ bảo vệ để đáp ứng chống lại tác nhân gây bệnh, đồng thời trẻ chưa hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh để phòng tránh các tác nhân gây bệnh, dẫn đến việc trẻ bị nhiễm virus lặp lại nhiều lần.

Trong 2 nghiên cứu khác nhau của Bệnh viện Nhi Pittsburgh và khoa Nhi, Đại học Y khoa Arizona (Hoa Kỳ) đều chỉ ra rằng, trẻ đến trường bị nhiễm virus hô hấp trên nhiều hơn trẻ được chăm sóc tại nhà. 

Thực trạng tần suất nhiễm virus nhiều hơn những đứa trẻ được chăm sóc tại nhà dẫn đến tình trạng “đợt cũ” chưa hết mà “đợt mới” đã tới làm cho vòng quay các triệu chứng liên tục diễn ra. Rất nhiều bậc cha mẹ xót ruột khi kể với bác sĩ rằng con của họ cứ “đi lớp” là ốm, triền miên. Hay là cho trẻ ở nhà để tránh không bị ốm?

Hội chứng nhà trẻ: Con cứ đến lớp là ốm, phải làm sao? - 1

 

Cha mẹ có nên cho trẻ ở nhà?

Câu trả lời là không (trừ những trường hợp đặc biệt). Bởi:

Hội chứng nhà trẻ sẽ xảy ra trong 1-2 năm đầu tới trường của trẻ, nên không sớm thì muộn, cha mẹ cũng sẽ phải đối mặt với vòng quay này. Nếu như trong giai đoạn nhà trẻ, cha mẹ giữ con ở nhà thì hội chứng này vẫn sẽ đến vào giai đoạn mẫu giáo hoặc lớp 1.

Trẻ càng đi học lâu ngày càng ít bị nhiễm bệnh bởi việc sớm tiếp xúc với mầm bệnh cũng chính là cách cơ thể hình thành miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh cho những lần mắc sau.

Cha mẹ cần ứng phó thế nào?

Bởi vì phần lớn hội chứng nhà trẻ do virus gây ra nên tình trạng bệnh lý không quá phức tạp và nghiêm trọng, chính vì vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Cha mẹ cần thường xuyên trao đổi với bác sĩ để loại trừ các nguyên nhân khác gây sốt- chảy mũi- ngạt mũi- ho như: Viêm mũi cấp, viêm xoang cấp, Viêm VA cấp do vi khuẩn, viêm thanh khí phế quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm VA mạn tính…

Với các triệu chứng gặp phải do “hội chứng nhà trẻ” gây ra, chăm sóc giảm triệu chứng là việc được ưu tiên hàng đầu. Việc sử dụng thuốc là rất hạn chế bởi lợi ích từ thuốc đem lại là không đáng kể.

Ngoài ra cha mẹ có thể chủ động đưa con đi tiêm phòng cúm hàng năm, tránh các nơi tập trung đông người khác ngoài cơ sở nhà trẻ của con (điều này giúp trẻ tránh gặp phải các vấn đề nhiễm trùng từ nhiều nguồn khác nhau). Nên hạn chế tối đa việc trẻ mút ngón tay, ngón chân hay núm vú giả… đây có thể là những con đường lây nhiễm vi trùng. Cần hướng dẫn những trẻ lớn rửa tay thường xuyên.

Tham khảo thêm thông tin tại  bài viết: Ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh khi cả gia đình đang bị ốm.

THS.BS NGUYỄN XUÂN ĐẠT - Theo vtc.vn
Bình luận
Tin mới
  • 05/05/2024

    6 tình trạng sức khỏe nguy hiểm liên quan đến nắng nóng

    Khi thời tiết nắng nóng, nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt sẽ tăng lên. Nếu không được điều trị nhanh chóng, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy có phòng ngừa được không?

  • 05/05/2024

    5 biện pháp giảm nồng độ axit uric hiệu quả

    Axit uric là một chất thải tự nhiên được hình thành do sự phân hủy của thực phẩm có chứa purin chúng ta ăn hàng ngày. Sự tích tụ quá mức có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bệnh gout và sỏi thận...

  • 05/05/2024

    Top thực phẩm "giải nhiệt" mùa nắng nóng

    Trong mùa hè nắng nóng "khốc liệt", làm mát cơ thể là điều rất quan trọng. Những thực phẩm sau sẽ giải nhiệt cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bạn khỏe mạnh hơn trong ngày hè.

  • 05/05/2024

    Bệnh Brucellosis

    Brucellosis là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lây lan từ động vật sang người. Bạn có thể mắc bệnh brucellosis nếu bạn tiêu thụ sữa, pho mát hoặc các sản phẩm từ sữa khác chưa tiệt trùng từ động vật bị nhiễm bệnh.

  • 04/05/2024

    Bệnh gout có cần tránh ăn cá?

    Người bệnh gout thường được khuyên không nên ăn thực phẩm chứa nhiều purine - hợp chất hóa học có trong các tế bào của cơ thể và trong nhiều loại thực phẩm, trong đó có các loại cá, để phòng ngừa tái phát cơn gout cấp. Nhưng có cần tránh ăn cá hoàn toàn?

  • 04/05/2024

    Giảm cân cấp tốc: Coi chừng loãng xương

    Quá trình giảm cân đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe tổng thể, nhưng có thể làm suy giảm mật độ xương. Đặc biệt, giảm cân cấp tốc với chế độ ăn kiêng kham khổ khiến nhiều người đối mặt với nguy cơ loãng xương cao.

  • 04/05/2024

    Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn uống như thế nào

    Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa là do chế độ ăn uống không hợp lý. Chính vì vậy, điều chỉnh chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em.

  • 04/05/2024

    Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây rụng tóc nội tiết tố androgen

    Tóc mỏng đi, phần trán rộng ra hoặc mảng hói ngày càng phát triển hơn, đó có thể là những dấu hiệu của tình trạng rụng tóc nội tiết tố androgen. Rụng tóc do nội tiết tố androgen, còn được gọi là hói đầu, là loại rụng tóc phổ biến nhất.

Xem thêm