Nếu bạn thường xuyên cảm thấy chân mình luôn tự rung lắc hay cử động không kiểm soát để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy hay như có con gì bò trên chân, bạn có thể đã mắc hội chứng chân không yên (Restless legs syndrome – RLS).
Theo một nghiên cứu trên 600 phụ nữ có thai, có khoảng trên 16% số phụ nữ cho biết mình từng gặp phải các triệu chứng của căn bệnh này.
Các triệu chứng thường biểu hiện rõ ràng nhất khi bạn nghỉ ngơi, nhất là ngay trước khi ngủ hoặc khi ngồi yên trong một khoảng thời gian khá dài như khi xem phim hoặc lái xe. Trong hầu hết các trường hợp, các triệu chứng hay xuất hiện ở phần ống quyển, tuy nhiên một số phụ nữ lại thường hay cảm nhận thấy nó ở bàn chân, đùi, cánh tay hoặc bàn tay.
Việc di chuyển chân tay sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ ngay lập tức, tuy nhiên, cảm giác khó chịu thường quay trở lại khi ngừng vận động. Khỏi phải nói, hội chứng này gây nhiều phiền phức và khó chịu như thế nào, nhất là khi bạn muốn đi ngủ. Nếu RLS tiếp tục làm phiền giấc ngủ vào ban đêm của người bệnh thì hậu quả là người đó sẽ thức dậy buổi sáng với một tâm trạng vô cùng mệt mỏi.
Rất may đối với những phụ nữ có thai là, hội chứng RLS thường chỉ là tạm thời. Các triệu chứng thường xuất hiện thường xuyên nhất khi bạn mang bầu được 7 – 8 tháng và thường biến mất khi bạn sinh em bé hoặc trong vòng 1 tháng sau đó.
Nguyên nhân gây RLS
Các nhà khoa học hiện vẫn đang tiếp tục làm rõ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ảnh hưởng đối với phụ nữ có thai, hội chứng này còn xuất hiện ở đối tượng nam giới trưởng thành, trẻ em và phụ nữ không mang thai. Bệnh này dường như có tính di truyền trong gia đình. Đối với những phụ nữ đã bị mắc hội chứng RLS, các triệu chứng thường trở nên trầm trọng hơn khi họ mang thai.
Hiện chưa rõ nguyên nhân tại sao những phụ nữ khỏe mạnh bình thường lại mắc RLS trong thai kỳ, tuy nhiên người ta cũng đặt ra một số giả thuyết. Thiếu sắt, thiếu folat, thay đổi hormon (sự gia tăng estrogen) và thay đổi thể tích tuần hoàn đều có thể là thủ phạm dẫn đến căn bệnh này.
Bạn cần phải làm gì nếu mắc RLS khi mang thai
Những điều nên tránh
Những thuốc sử dụng để điều trị RLS đều không được khuyến cáo trong thai kỳ.
Quinine (có trong nước tăng lực) đôi khi có thể làm dịu các triệu chứng, tuy nhiên các phụ nữ có thai không nên tùy ý sử dụng mà không hỏi ý kiến bác sỹ do chưa có những bằng chứng về độ an toàn của nó khi sử dụng trong khi mang thai.
Một lượng nhỏ caffeine cũng có thể khiến các triệu chứng của RLS xấu hơn. Nếu bạn đang cảm thấy phiền toái với căn bệnh này, hãy loại bỏ hoàn toàn những thực phẩm chứa caffeine ra khỏi chế độ ăn.
Một số thuốc như thuốc kháng histamine để điều trị cảm lạnh và bệnh dị ứng có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn đối với một số người. (Do vậy mặc dù Benadryl có tác dụng phụ là gây buồn ngủ khi sử dụng nhưng nó cũng có thể làm nặng thêm các triệu chứng của RLS và khiến bạn khó ngủ hơn.)
Đọc truyện hoặc xem tivi trên giường trước khi đi ngủ cũng làm bệnh nghiêm trọng hơn. Bạn càng nằm lâu các triệu chứng của RLS càng xuất hiện nhiều. Thay vào đó, hãy chỉ lên giường đi ngủ những lúc nào bạn cảm thấy thực sự buồn ngủ.
Những biện pháp có thể giúp cải thiện bệnh
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thêm viên sắt, magie, vitamin B12 hoặc folat. Phụ thuộc vào liều lượng các vitamin thai kỳ mà bạn đang sử dụng, bác sỹ có thể khuyến nghị về việc bổ sung hoặc không bổ sung thêm các thuốc trên.
Một vài phụ nữ cảm thấy dễ chịu hơn khi kéo giãn chân, xoa bóp chân, sử dụng túi chườm nóng lạnh, tắm nước nóng hoặc tập luyện những bài tập giúp thư giãn. Hãy nhờ một người khác massage hoặc chà xát lên chân hộ bạn cho đến khi bạn chìm vào giấc ngủ.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.