Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự khác nhau giữa hen phế quản khởi phát ở trẻ em và người lớn

Hen phế quản là một bệnh mãn tính gây sưng và viêm ở phổi. Đây là một căn bệnh khá phổ biến, tại Mỹ có khoảng 26 triệu người bị hen phế quản. Hen phế quản ở trẻ em và người lớn đều là cùng một căn bệnh, có nhiều triệu chứng giống nhau và các loại thuốc điều trị tương tự.

Hen phế quản ở trẻ em

Theo Hiệp hội phổi Hoa Kỳ, khoảng 7,1 triệu trẻ em dưới 18 tuổi đang bị mắc hen phế quản. Hơn 4 triệu trẻ em này phải trải qua các cơn hen phế quản cấp mỗi năm. Trên thực tế, hen phế quản là nguyên nhân gây nhập viện đứng hàng thứ ba trong số trẻ em dưới 15 tuổi ở Hoa Kỳ. May mắn là số ca tử vong do hen phế quản ở trẻ em là khá thấp.

Hen phế quản ở người lớn

Hen là căn bệnh phổ biến ở trẻ em, tuy nhiên bạn có thể dễ dàng mắc phải căn bệnh này ở bất cứ thời điểm nào của cuộc đời. Thường thì bệnh không hay gặp phải ở những người trên 50 tuổi.

Tuy nhiên, trong số hơn 30% người trưởng thành bị hen, hen phế quản khởi phát ở người lớn thường là hen do dị ứng, tức là bệnh hen gặp phải khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Tác nhân dị ứng là những chất bình thường vô hại những có thể gây ra phản ứng dị ứng ở những người nhạy cảm với chúng.

Dị ứng là căn bệnh khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Trẻ nhỏ bị dị ứng có thể không bị mắc hen phế quản khi phơi nhiễm với các tác nhân gây dị ứng khi còn trẻ. Tuy nhiên, qua thời gian, cơ thể bắt đầu phản ứng khác đi khi tác nhân dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Hiện tượng này cuối cùng có thể dẫn đến hen phế quản khi trưởng thành.

Điểm chung giữa hen phế quản trẻ em và người lớn

Các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân khiến một người bị mắc hen phế quản. Dị ứng có thể gây ra các triệu chứng hen và bùng phát cơn hen phế quản. Các nghiên cứu đã chứng minh bộ gen của chúng ta cũng như môi trường sống có thể đóng vai trò quan trọng trong khởi phát của bệnh.

Hen phế quản ở trẻ em và người lớn có cùng những tác nhân gây bệnh. Đối với bệnh nhân hen ở mọi độ tuổi, phơi nhiễm với các tác nhân sau có thể gây bùng phát hen hoặc cơn hen cấp:

  • Khói thuốc lá
  • Nấm mốc
  • Ô nhiễm không khí
  • Ngủ trên giường có chăn gối bằng lông
  • Bụi
  • Gián
  • Lông hoặc nước bọt của động vật
  • Bị nhiễm trùng hô hấp hay cảm lạnh
  • Khí hậu lạnh
  • Không khí khô
  • Bị stress hay kích động
  • Tập thể dục quá sức

Hút thuốc lá thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em. Khoảng 1 triệu trẻ em mắc hen phế quản gặp phải các triệu chứng khá nặng và các đợt bùng phát của bệnh do bị phơi nhiễm với khói thuốc thụ động.

Điểm khác nhau giữa hen phế quản trẻ em và người lớn

Trẻ em được chẩn đoán mắc hen phế quản thường xuất hiện những triệu chứng không liên tục. Đôi khi các tác nhân dị ứng gây khởi phát cơn hen và đôi khi không.

Tuy nhiên ở người lớn, các triệu chứng hen thường kéo dài dai dẳng. Việc điều trị hàng ngày là cần thiết để có thể kiểm soát tốt các triệu chứng và phòng các đợt hen cấp.

Trẻ mắc hen thường nhận thấy các triệu chứng dường như biến mất hoặc ít nghiêm trọng hơn trong suốt tuổi dậy thì. Vào khoảng 20 tuổi, các triệu chứng có thể xuất hiện trở lại trong một khoảng thời gian ngắn rồi lại biến mất. Theo Hiệp hội hen phế quản và bệnh dị ứng Hoa Kỳ, chu kỳ xuất hiện và biến mất của các triệu chứng sẽ tiếp tục cho tới khi người đó 30, 40 tuổi.

Biện pháp điều trị

Cả trẻ em và người lớn đều có thể áp dụng một hoặc cả hai liệu pháp điều trị: nhóm thuốc hen tác dụng nhanh và nhóm thuốc hen tác dụng kéo dài.

  • Thuốc hen tác dụng nhanh có hiệu quả làm giảm các triệu chứng khi cơn hen xuất hiện do các tác nhân dị ứng hoặc các đợt bùng phát bệnh.
  • Thuốc hen tác dụng kéo dài để làm giảm triệu chứng sưng và viêm để phòng sự tấn công của dị ứng. Các thuốc này thường được sử dụng từ vài tháng đến vài năm.

Hầu hết trẻ em và người lớn mắc hen phế quản thường sử dụng liệu pháp kết hợp cả hai loại thuốc nói trên.

Các triệu chứng của hen phế quản

Bệnh hen phế quản gây viêm và hẹp đường dẫn khí gây khó thở. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thờ khò khè
  • Ho
  • Tức ngực
  • Tăng tiết dịch hô hấp
  • Tăng áp lực ở lồng ngực
  • Thở gấp sau khi hoạt động thể lực
  • Khó ngủ
  • Chậm hồi phục khi bị mắc một căn bệnh nhiễm trùng hô hấp như cúm hay cảm lạnh

Khi bạn nghi ngờ các triệu chứng của trẻ là của bệnh hen phế quản, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Nếu không được điều trị, hen phế quản trẻ em có thể dẫn tới những hậu quả không lường. Ví dụ trẻ bị hen mà không được điều trị thường khả năng hoạt động thể chất sẽ kém hơn trẻ khỏe mạnh bình thường. Điều này khiến trẻ ngại hoạt động. Tuy nhiên, trẻ bị mắc hen nên tích cực tham gia vào các hoạt động  phù hợp .

Lập một kế hoạch hành động để kiểm soát bệnh hen

Cần phải thiết lập một kế hoạch để đối phó với hen phế quản, dù bệnh xuất hiện ở trẻ em hay người lớn. Bản kế hoạch liệt kê các loại thuốc mà người bệnh cần uống và cả thời gian chi tiết. Nó cũng giúp cung cấp các thông tin để biết khi nào cơn hen phế quản không được kiểm soát tốt và gây nguy hiểm cho người bệnh. Những hướng dẫn chi tiết ghi trong bản kế hoạch này sẽ giúp bạn bè và người thân của người bệnh biết được khi nào là cần thiết phải tìm kiếm can thiệp y khoa.

Để xây dựng bản kế hoạch này, hãy thảo luận về liệu pháp điều trị với bác sỹ. Ghi rõ khi nào là lúc người bệnh cần phải tăng cường điều trị. Lên chi tiết những thứ cần làm trong đợt bùng phát cơn hen. Liệt kê những tác nhân gây hen cần tránh và biện pháp để hạn chế tiếp xúc với chúng. Nếu tuân thủ đúng theo kế hoạch được đặt ra, người bệnh có thể kiểm soát tốt cơn hen và phòng tránh được những biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chế độ dinh dưỡng cho người mắc hen phế quản

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm