Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Điều trị hen suyễn và sức khỏe xương

Corticosteroid là một loại thuốc thường dùng để điều trị hen suyễn, nhưng liệu loại thuốc này có ảnh hưởng đến xương của bạn hay không? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Điều trị hen suyễn và sức khỏe xương

Sử dụng corticosteroid là một phần quan trong việc kiểm soát các triệu chứng của bệnh hen suyễn. Nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, loại thuốc này (thường dưới dạng thuốc hít) có liên quan đến tình trạng suy giảm mật độ xương và loãng xương. Có rất nhiều nghiên cứu bắt đầu tiến hành từ những năm 1999-2000 đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa corticosteroid và loãng xương. Khi bạn sử dụng corticosteroid trong một thời gian dài và với liều cao, việc gặp phải các phản ứng phụ của thuốc là vô cùng phổ biến. Những phản ứng phụ có thể sẽ gặp cả ở những bệnh nhân hen suyễn và những bệnh nhân dùng corticosteroid để điều trị các bệnh khác.

Các nhà nghiên cứu nói gì về corticosteroid và loãng xương?

Theo Tiến sỹ Ronald M. Ferdman tại trường Đại học Nam California, trong khi những bệnh nhân hen suyễn nặng nên lo lắng về việc dùng corticosteroid liều cao, thì những bệnh nhân bị hen ở mức độ trung bình và chỉ dùng thuốc hít corticosteroid không cần phải quá lo lắng. Hiện tại chưa ghi nhận những tác dụng phụ khi dùng thuốc hít với liều thông thường. Tuy nhiên, vẫn có những người đặc biệt nhạy cảm với steroid, kể cả khi dùng với liều rất thấp và xương của họ sẽ bị ảnh hưởng, nhưng số lượng những người này rất ít và ảnh hưởng đến xương rất nhỏ; nhưng dù sao khi họ dùng steroid dạng hít trong một thời gian dài (một vài năm), thì cũng nên kiểm tra bệnh loãng xương.

Trên thực tế, loãng xương không phải là tác dụng phụ của thuốc steroid dạng hít – loại thuốc phổ biến để điều trị hen suyễn. Loãng xương là tác dụng phụ thường gặp khi dùng corticosteroid đường uống, dưới dạng viên. Và dạng thuốc này chỉ được dùng với những bệnh nhân bị hen suyễn rất nặng.

Bác sỹ Ferdman cho biết, steroid dạng uống chỉ được sử dụng trong những trường hợp cơn hen bùng phát bất ngờ, và thường chỉ sử dụng trong khoảng 5 ngày để điều trị cơn hen. Rất hiếm khi bệnh nhân hen suyễn nặng phải dùng steroid đường uống hàng ngày trong nhiều tháng hoặc nhiều năm để kiểm soát bệnh hen suyễn. Ở những bệnh nhân phải sử dụng steroid hàng ngày, thì loãng xương là một nguy cơ rất rõ ràng và tình trạng loãng xương của họ nên được kiểm soát và điều trị. Những bệnh nhân dùng steroid đường uống trong những cơn hen bùng phát sẽ không cần thiết phải theo dõi tình trạng loãng xương, trừ khi cơn hen của họ thường xuyên bùng phát và họ phải sử dụng steroid với tần suất thường xuyên.

Bạn có thể làm gì?

Như đã nói ở trên, thường xuyên kiểm tra xương ở những bệnh nhân dùng corticosteroid hàng ngày là vô cùng cần thiết để dự phòng các vấn đề loãng xương trong tương lai. Bác sỹ có thể sẽ tiến hành xét nghiệm kiểm tra mật độ xương, kiểm tra nồng độ testosteron (với nam giới) và nồng độ estrogen (với nữ giới) để đảm bảo rằng, bạn không bị thiếu những loại hormone sinh dục này.

Nếu bạn phải sử dụng steroid đường uống hàng ngày, bác sỹ có thể sẽ kê thêm canxi và vitamin D để uống bổ sung, giảm tình trạng mất xương đi kèm với sử dụng steroid đường uống trong thời gian dài. Liệu pháp thay thế hormone cũng sẽ được sử dụng ở những phụ nữ lớn tuổi để chống lại một vài ảnh hưởng của tình trạng loãng xương.

Tuy nhiên, các bác sỹ cũng nhấn mạnh rằng khi sử dụng steroid dạng hít để điều trị hen suyễn, thì tác dụng phụ ảnh hưởng đến xương là rất hiếm gặp, và lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ. Corticosteroid rất giá trị trong việc điều trị hen suyễn vì chúng giúp làm giảm tình trạng viêm và tắc nghẽn ở phổi, vì vậy, các tiểu phế quản sẽ luôn trong trạng thái mở. Dùng steroid dạng hít trong thời gian ngắn sẽ làm giảm tối đa nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 6 mẹo chạy bộ dành cho người bị hen suyễn
Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

  • 18/04/2024

    Đau thần kinh toạ là gì và những điều cần lưu ý

    Đau thần kinh toạ là một loại đau thường ảnh hưởng đến dây thần kinh thuộc khớp hông, một bó dây thần kinh lớn bắt nguồn từ dưới sống thắt lưng, qua mông và xuống phía sau mỗi chân.

Xem thêm