Phòng các bệnh cúm mùa
Thời tiết lạnh giá, có khi còn rét đậm và rét hại nên bệnh cúm có nguy cơ bùng phát. Bệnh cúm dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là trong các phòng kín, tập trung đông người như phòng học, phòng họp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị… Để phòng bệnh, mọi người cần thực hiện các biện pháp sau đây: đeo khẩu trang khi ra đường, đến nơi công cộng, cơ quan, trường học. Thường xuyên rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ vật như tay cầm chốt cửa, vòi nước, trao đổi tiền khi mua bán, dụng cụ lao động…
Giữ ấm cơ thể: cần mặc quần áo ấm, chú ý giữ ấm vùng cổ ngực bằng cách quàng khăn khi trời lạnh, tránh bị ướt, tránh dầm nước trong thời tiết lạnh. Súc miệng, họng bằng nước sát khuẩn hằng ngày hoặc làm theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Tránh hoặc hạn chế đến những nơi đông người hoặc nơi có dịch bệnh.
Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn uống đầy đủ, chú ý không bỏ bữa sáng. Không uống nhiều rượu bia vì sẽ làm giảm sức đề kháng. Tránh thức khuya, bổ sung vitamin C hằng ngày qua ăn uống hoặc uống vitamin C tổng hợp. Khi có triệu chứng: sổ mũi hắt hơi, đau mình mẩy cần đi khám bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Các bệnh phổi, phế quản
Với yếu tố thời tiết như: độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, khả năng đề kháng của cơ thể bị suy giảm, các vi khuẩn gây bệnh, virut, nấm, ký sinh trùng phát triển mạnh. Khi cơ thể nhiễm lạnh, đường hô hấp trên bị tổn thương gây ra viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, từ đó nhiễm khuẩn lan xuống dưới gây viêm phế quản, viêm phổi. Do đó cần chú ý đề phòng một số bệnh thường gặp như sau :
Hen phế quản: bệnh nhân hen rất nhạy cảm với các kích thích như nhiệt độ lạnh, khói, bụi, nấm mốc, vi khuẩn, các yếu tố gây dị ứng như vi khuẩn, thức ăn, thuốc chữa bệnh…Các thể hen dễ phát là: hen phế quản thể khó thở kịch phát, thường gặp ở trẻ nhỏ; thể khó thở liên tục xuất hiện ngay từ đầu thường gặp ở bệnh nhân bị hen lâu ngày; thể hen có tràn khí màng phổi xảy ra ở người phế nang đã bị giãn; thể hen ác tính, hen do sử dụng thuốc aspirin; thể hen có cơn tăng huyết áp kèm theo... Phòng tránh bệnh chủ yếu là phải tránh các yếu tố gây bệnh như: tránh bị nhiễm lạnh, tránh hít thở phải bụi, ký sinh vật, nấm mốc… bằng cách đeo khẩu trang. Khi cơn hen đã xảy ra, bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, nhanh chóng cắt cơn hen, ngăn ngừa cơn hen phát triển thành ác tính.
Viêm phế quản cấp: mầm bệnh gây viêm phế quản cấp mùa đông thường là các loại virut… khi bị bệnh cơ thể giảm sức đề kháng nên dễ bị bội nhiễm bởi các loại vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp. Phòng bệnh giống như phòng bệnh cúm đã nói trên. Khi đã mắc bệnh phải điều trị tích cực bằng kháng sinh chống bội nhiễm, nâng cao thể trạng cho bệnh nhân để phòng tránh các biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết.
Tâm phế mạn: mùa lạnh bệnh nhân tim phổi mạn tính rất dễ bị nhiễm khuẩn tạo nên những đợt bệnh cấp tính. Bệnh diễn biến nặng đột ngột, khó thở nhiều, có thể chỉ sau vài đợt bệnh cấp là tử vong. Do đó cần biết phòng tránh không để xảy ra đợt cấp của tâm phế mạn trong mùa lạnh. Bệnh nhân phải kiên quyết bỏ hút thuốc lá, thuốc lào. Đeo khẩu trang hoặc dùng các phương tiện bảo hộ lao động khi làm việc trong môi trường nhiều khói bụi. Thường xuyên luyện tập thể dục để có một bộ máy hô hấp khỏe mạnh. Nên làm việc nhẹ, không nên gắng sức. Không nên ăn mặn. Nơi ở và phòng ngủ cần thoáng khí. Khi đã bị suy tim phải nên nghỉ ngơi hoàn toàn, tuyệt đối tránh gắng sức. Giữ ấm cơ thể, tránh tắm nước lạnh, không ăn thức ăn lạnh, không uống nước đá hoặc ăn kem.
Giãn phế quản: khi thời tiết lạnh ẩm, bệnh nhân thường bị giãn phế quản ướt hay giãn phế quản xuất tiết, với triệu chứng: ho khạc nhiều đờm, nguyên nhân thường do vi khuẩn bội nhiễm. Nhiệt độ lạnh là yếu tố kích thích phế quản xuất tiết, niêm dịch gây ứ đọng trong các phế quản tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Phòng chống bệnh bằng cách chống lạnh, ăn uống đầy đủ, đảm bảo giấc ngủ hằng ngày, giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng bằng cách nhỏ nước muối sinh lý ngày 2-3 lần vào mắt, mũi.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh