Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểu đúng về vitamin K2 để con cao lớn hơn

Vitamin K2 là một vitamin rất cần thiết cho cơ thể con người, nhưng lại hay bị bỏ quên và hiểu nhầm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về thứ vitamin cần thiết cho sự phát triển chiều cao này thông qua những hiểu lầm phổ biến về vitamin K2

Hiểu đúng về vitamin K2 để con cao lớn hơn

Hiểu lầm: Chỉ có 01 loại vitamin K

Thực tế: Vitamin K là một nhóm các Vitamin cần thiết cho cơ thể và bị hòa tan trong chất béo. “Gia đình” vitamin K bao gồm: Vitamin K1-phylloquinone, Vitamin K2-menaquinones và Vitamin K3. Vitamin K2 lại có rất nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất là menaquinone-4 (MK-4) và menaquinone-7 (MK-7). Trong số 3 loại vitamin K này, cũng chỉ có vitamin K2 là có tác dụng quan trọng với sức khỏe xương và phát triển chiều cao của trẻ nhỏ. Vitamin K1 hay K3 đều không có tác dụng này.

Hiểu lầm: Tôi ăn rất nhiều loại rau có lá xanh, do đó, tôi đang “nạp” vào rất nhiều Vitamin K2

Thực tế: Mặc dù vitamin K1 được tìm thấy trong nhiều loại rau có lá xanh, vitamin K2 lại không có nhiều trong các loại rau này. Một lượng nhỏ vitamin K2 có trong đại tràng, được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột. Mặc dù cơ thể con người có khả năng chuyển đổi viamin K1 thành K2 nhờ các vi khuẩn trong đường ruột, nhưng tỷ lệ chuyển đổi rất thấp và không đáp ứng được nhu cẩu của cơ thể. Do vậy, nếu muốn bổ sung vitamin K2 để tăng trưởng chiều cao cho trẻ, ngoài rau xanh, vẫn cần phải bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu viamin K2. Vitamin K2 chủ yếu được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật, như thịt, trứng, và các thực phẩm lên men như pho mát, sữa chua và natto - một món ăn truyền thống của Nhật Bản lên men từ đậu nành.

Hiểu lầm: Tôi cho trẻ ăn sữa chua đóng hộp, phô mai ăn liền đã qua chế biến vì tôi muốn đảm bảo rằng trẻ có thể nạp được nhiều vitamin K2.

Thực tế: Vitamin K2 chỉ được tìm thấy trong phô mai "thực", tức là phô mai đã được cắt lát từ tảng phô mai nguyên gốc, không phải phô mai đã qua chế biến. Chiên, rán hay xào thực phẩm làm mất đi nhiều loại vitamin trong đó có vitamin K2. Sữa chua về cơ bản có chứa một lượng nhỏ vitamin K2. Tuy nhiên, muốn bổ sung vitamin K2 đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin K2 của trẻ, cần sử dụng thêm một số loại sữa được làm bổ sung vitamin K2 hiện đã có trên thị trường.

Hiểu lầm: Tôi hoàn toàn có thể theo dõi được lượng vitamin K bổ sung hàng ngày theo khuyến cáo và đảm bảo được tôi không bị thiếu Vitamin K2.

Thực tế: Các khuyến cáo cho vitamin K cần bổ sung hàng ngày chỉ dựa trên vitamin K1 và các yêu cầu về đông máu, 1mg vitamin K1/kg trọng lượng cơ thể (hàng ngày). Tuy nhiên, lượng vitamin K1 này không đủ cho chức năng tối ưu của các protein phụ thuộc vitamin K vào các mô khác như xương và mạch máu - vì vitamin K1 có thời gian bán thải ngắn, bổ sung theo liều khuyến cáo sẽ không tiếp cận được các mô ngoại vi này. Cho đến nay, vẫn chưa có khuyến cáo chính thức về lượng vitamin K2 cần thiết để bổ sung cho cơ thể mỗi ngày. Do vậy, cách tốt nhất là đảm bảo nhu cầu vitamin K khuyến nghị nói chung và cố gắng bổ sung các thực phẩm giàu vitamin K2 vào chế độ ăn.

Hiểu lầm: Tôi đang sử dụng thuốc chống đông máu, vì vậy tôi không nên ăn thực phẩm giàu vitamin K hoặc bổ sung vitamin K.

Thực tế: Vitamin K có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc chống đông máu. Tuy nhiên, người ta đã chỉ ra rằng những bệnh nhân điều trị bằng thuốc chống đông máu uống tới 50 mcg MK-7 mỗi ngày sẽ kích hoạt đầy đủ hơn osteocalcin mà không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc chống đông máu.

Hiểu lầm: Tôi cảm thấy tôi khỏe nên không cần bổ sung vitamin K2

Thực tế: Sự thiếu hụt vitamin K không dẫn đến các triệu chứng đau đớn, suy nhược hoặc làm hoại tử các mô như khi thiếu vitamin khác, chẳng hạn như vitamin C, B1 hoặc D. Trong khi thiếu vitamin K1 có thể dẫn đến không đông máu, hoặc chảy máu nhiều hơn khi cắt phải, mức độ K2 không đủ có thể dẫn đến tình trạng sức khoẻ xương suy giảm (có thể là loãng xương) và vôi hóa động mạch vành, làm cho mạch cứng và không đàn hồi - Các triệu chứng không phải là ngay lập tức hoặc có thể phát hiện dễ dàng.

Có ba yếu tố có thể làm tăng sự thiếu hụt vitamin K2: thiếu dinh dưỡng và sử dụng kháng sinh làm suy giảm hệ vi sinh vật ruột; sự hấp thu K2 kém từ ruột do lão hóa hoặc nhiễm trùng đường tiêu hóa mạn tính; và sinh khả dụng bị tổn hại của K2. Nếu bất kỳ yếu tố nào trong số này tương quan với lối sống của người đó, họ nên cân nhắc khả năng thiếu vitamin K2. Nguồn bổ sung vitamin K2 tốt nhất là từ các loại thực phẩm giàu K2 như lòng đỏ trứng, thịt, gan gia cầm, đậu nành lên men hoặc từ các sản phẩm sữa, nước trái cây, cháo…được bổ sung vitamin K2.

Hiểu lầm: Tôi nghĩ rằng, chỉ cần canxi và vitamin D là đủ để phát triển chiều cao

Thực tế: Canxivitamin D thôi là chưa đủ để phát triển chiều cao. Vitamin K2 là một trong những thành phần chủ chốt của bộ ba cao lớn cùng với canxi và vitamin D. Về cơ bản, xương sẽ cần canxi và các vi, khoáng chất khác để làm nguyên liệu cho quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ xương. Tuy nhiên cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra canxi mà cần nạp từ nguồn dinh dưỡng bên ngoài. Và để cho canxi nạp vào được hấp thu tại ruột, cơ thể sẽ cần vitamin D như những cánh cổng giúp canxi hấp thu vào cơ thể. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Canxi sau khi hấp thu vào cơ thể vẫn chưa đến được xương, mà sẽ cần một người dẫn đường mở lối đến với xương và thực hiện nhiệm vụ cao cả làm nguyên liệu cho quá trình xây dựng, phát triển và bảo vệ xương. Và người dẫn đường ấy không ai khác chính là vitamin K2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Bạn biết gì về vitamin K2 và đại gia đình Vitamin K?

PGs.Ts Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

Xem thêm