Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Để có xương chắc khỏe, ngoài magie và canxi còn cần vitamin K2?

Trong nhiều năm trở lại đây, nhờ có các phương tiện truyền thông, ngày càng có nhiều người trong chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của một hệ thống xương khỏe mạnh và canxi rất cần thiết cho sức khỏe của xương. Nhưng các nhà khoa học cho biết, canxi không phải là chất dinh dưỡng duy nhất cần thiết cho sức khỏe của và sự phát triển của xương để gia tăng chiều cao của cơ thể.

Để có xương chắc khỏe, ngoài magie và canxi còn cần vitamin K2?

Việc bổ sung đầy đủ các vitamin và khoáng chất là yếu tố quan trọng để bảo đảm sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của xương, giúp gia tăng chiều cao và hạn chế các bệnh về xương. Canxi là chất dinh dưỡng được nhiều người biết đến nhất. Và để hỗ trợ cho canxi có thể hoạt động được hiệu quả, cơ thể cần đến sự “chung sức” của các loại vitamin và khoáng chất khác trong suốt cả cuộc đời như vitamin D, kẽm và magiê. Vitamin D giúp điều chỉnh cân bằng canxi trong cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào tạo cốt bào, chịu trách nhiệm tạo xương và tái cấu trúc xương, hỗ trợ sự phát triển xương, gia tăng chiều cao. Rất nhiều bằng chứng đã chứng minh rằng magie đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa vitamin D thành dạng hoạt động và kích hoạt quá trình hấp thu canxi. Kẽm có khả năng kích thích quá trình hình thành xương, góp phần cải thiện quá trình lắng đọng canxi trong xương. Magiê là thành phần cấu tạo của khoảng 1% khối lượng khoáng chất trong xương và magiê tham gia trực tiếp vào quá trình vận chuyển ion canxi qua các màng tế bào.

Tuy nhiên, có một loại vi chất lại không nhận được nhiều sự quan tâm dù nó cũng là một vi chất quan trọng trong việc đảm bảo sức khỏe cũng như sự phát triển bình thường của xương, gia tăng chiều cao và hạn chế bệnh về xương. Đó chính là vitamin K2. Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam tìm hiểu sơ lược về vai trò của vitamin K2 trong việc giúp xương chắc khỏe.

Vitamin K2 – loại vitamin quan trọng với sức khỏe xương

Một loạt các menaquinone, còn được gọi là vitamin K2 hay MK7 nguồn gốc tự nhiên từ các thực phẩm động vật và còn được sản xuất ra bởi các vi khuẩn tại ruột. Đây là những hợp chất có chức năng như một loại coenzyme phối hợp với enzyme carboxylase phụ thuộc vitamin K2 – một loại enzym cần thiết cho sự tổng hợp các protein tham gia quá trình đông máu, chuyển hóa xương và rất nhiều chức năng sinh lý khác của cơ thể. Vitamin K2 có tác dụng gắn các phân tử carbon dioxite vào các glutamate dư trên protein, làm tăng cường năng gắn canxi vào xương đối với hệ xương, hệ cơ và thận.

Vì liên quan đến chức năng hỗ trợ xương, nên các protein phụ thuộc vitamin K2, ví dụ như matrix GLA protein (MGP), có mặt trong các cơ trơn của mạch máu, xương và sụn. Chúng có khả năng làm giảm tình trạng vôi hóa bất thường tại những vị trí này. Một loại protein phụ thuộc vitamin K2 khác là osteocalcin có mặt trong xương, tham gia vào quá trình chuyển hóa xương.

Ngoài mối liên quan với những loại protein ở trên, thì giới khoa học ngày nay có hiểu biết rất hạn chế về quá trình vận chuyển và hấp thu vitamin K2 trong cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã gợi ý rằng, có một chuỗi lớn menaquinone trong đại tràng. Và mặc dù chưa rõ tại sao lại có vitamin K2 ở đại tràng, nhưng nhiều khả năng là vitamin K2 ở đây sẽ cung cấp một phần nhu cầu vitamin K của cơ thể.

Vitamin K2, hay còn gọi là menaquinones 7 hay MK7 là dạng vitamin K được nghiên cứu nhiều nhất. Nghiên cứu năm 2016 về vai trò của vitamin K2 với xương và mạch máu gợi ý rằng vitamin K2 có thể kích thích quá trình hình thành xương thông qua việc thúc đẩy sự phân hóa tạo cốt bào và thúc đẩy quá trình carboxyl hóa phân tử osteocalcin, cũng như hỗ trợ các marker khác về sức khỏe ví dụ như tăng cường hàm lượng alkaline phosphate, yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGF-1), yếu tố biệt hóa tăng trưởng (GDF-15) và stanniocalcin. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng, bổ sung vitamin K2 có thể là một phương pháp tốt để duy trì chức năng xương và mạc máu, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh.

Một nghiên cứu khác, cũng trong năm 2016 nhấn mạnh rằng, vitamin K2 là một loại vitamin có giá trị trong số các loại vitamin K và có tác động đáng kể đến việc duy trì sức khỏe xương và hỗ trợ chức năng tim mạch.

Rất nhiều bằng chứng đã gợi ý rằng, cũng giống như magiê, vitamin K2 có tác dụng hiệp đồng với vitamin D. Đặc biệt, các nghiên cứu gần đây tại Nhật Bản đã chứng minh được mối liên quan giữa vitamin K2, canxi và vitamin D. Kết quả nghiên cứu nhấn mạnh rằng dinh dưỡng tốt, và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng ở trên, ngay từ khi còn nhỏ là yếu tố quan trọng để hỗ trợ sức khỏe xương về lâu dài.

Thiếu vitamin K

Mặc dù thiếu vitamin K là tình trạng hiếm gặp nhưng rất nhiều người chưa bổ sung đủ lượng vitamin K cần thiết trong chế độ ăn. Theo khuyến cáo của FAO/WHO 2002 và Viện Dinh dưỡng quốc gia 2016, nhu cầu vitamin K một ngày có thể từ 4 mcg cho trẻ sơ sinh, 6 mcg cho trẻ dưới 6 tháng tuổi cho tới 60 mcg cho người trưởng thành. Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia 2016, nhu cầu vitamin K một ngày có thể cao hơn, dao động 4 mcg cho trẻ sơ sinh cho tới 150 mcg cho người trưởng thành.

Vitamin K có mặt trong rất nhiều nguồn thực phẩm khác nhau. Phylloquinone (vitamin K1) có thể tìm thấy trong các loại thực phẩm như rau có lá màu xanh đậm (rau chân vịt, bông cải xanh) và các loại chất béo, dầu như đậu nành và hạt cải. Nguồn cung cấp vitamin K2 tốt nhất bao gồm thịt, sữa và trứng. Vì vitamin K2 có thể được tổng hợp từ các loại vi khuẩn, nên vitamin K2 cũng có mặt trong các loại thực phẩm lên men, ví dụ như natto (một loại đồ ăn Nhật Bản được làm từ đậu nành lên men). Hàm lượng vitamin K2 trong mỗi loại thực phẩm sẽ khác nhau, phụ thuộc vào chủng lợi khuẩn có mặt trong thực phẩm.

Các nghiên cứu về sinh khả dụng của vitamin K từ các nguồn thực phẩm còn hạn chế, tuy nhiên, các bằng chứng gợi ý rằng rất khó để bổ sung đủ vitamin K chỉ từ thức ăn. Khả năng hấp thu vitamin K1 của cơ thể là tương đối thấp, chỉ khoảng dưới 20%. Con số này có thể sẽ tăng lên khi các loại rau được tiêu thụ cùng với chất béo. Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng, vitamin K2 từ các loại dầu có thể có mức sinh khả dụng cao hơn vitamin K1 từ các loại rau.

Sử dụng thực phẩm bổ sung là lựa chọn tốt đối với những người không thể bổ sung đủ lượng vitamin K2 thông qua chế độ ăn hàng ngày. Vitamin K có mặt với lượng nhỏ trong hầu hết các loại vitamin tổng hợp. Cũng có một vài loại thực phẩm bổ sung có chứa vitamin K2 phối hợp cùng với các khoáng chất quan trọng khác như canxi, và vitamin D.

Tình trạng thiếu vitamin K ít khi được lượng giá, tuy nhiên lượng vitamin K2 trong cơ thể thấp có thể dẫn đến suy giảm chất lượng xương. Trẻ sơ sinh là đối tượng đặc biệt nhạy cảm vì vitamin K không được vận chuyển nhiều qua bánh rau. Do vậy, rất nhiều khuyến cáo tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được đưa ra về việc tiêm một liều vitamin K cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh ra. Những trẻ không được tiêm có thể sẽ có những biểu hiện thiếu vitamin K.

Một nhóm đối tượng khác có nguy cơ thiếu vitamin K bao gồm những bệnh nhân mắc các rối loại về hấp thu và mắc các vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như bệnh xơ nang, bệnh celiac và viêm loét đại tràng, vì họ không có khả năng hấp thu được vitamin K. Các rối loạn về dinh  dưỡng, ví dụ như chán ăn tâm lý cũng có liên quan đến tình trạng giảm lượng vitamin K trong cơ thể và những người mắc phải chứng rối loạn này có thể sẽ cần phải bổ sung vitamin K, đặc biệt là vitamin K2 để giúp duy trì mật độ xương khỏe mạnh. Việc sử dụng một số loại thuốc, ví dụ như thuốc chống đông máu và các chất chống oxy hóa cũng có thể ảnh hưởng đến mức vitamin K trong cơ thể và cần được theo dõi, đặc biệt là khi dùng những loại thuốc này trong thời gian dài. Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, chưa có ghi nhận về các trường hợp ngộ độc hoặc gặp phải tác dụng phụ của việc bổ sung vitamin K hoặc vitamin K2.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết:  Một số sai lầm trong nỗ lực tăng trưởng chiều cao cho trẻ

PGS.TS Phạm Văn Hoan - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

Xem thêm