Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hiểm họa từ kem trộn, kem trắng da cấp tốc

Không ít chị em gặp biến chứng về da do sử dụng sản phẩm kem trộn trôi nổi trên thị trường. Vậy kem trộn có những thành phần nguy hiểm nào, làm sao để nhận biết loại mỹ phẩm tự chế này?

Thành phần nguy hiểm trong công thức kem trộn

“Kem trộn” là danh từ chỉ chung các sản phẩm chăm sóc da tự pha chế bằng dụng cụ thô sơ, không được điều chế và nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm đạt chuẩn. Dù công thức thường được người bán giữ bí mật, các chuyên gia da liễu chỉ ra một số thành phần độc hại thường có trong kem trộn:

Corticoid

Corticoid là nhóm thuốc có tác dụng kháng viêm và ức chế miễn dịch, cần có chỉ định của bác sỹ khi sử dụng. Nhờ khả năng giữ nước và bào mòn da, corticoid được thêm vào kem trộn để làm da trở nên trắng sáng, mịn màng hơn.

Da mỏng đi, lộ rõ mạch máu khi lạm dụng corticoid

Corticoid có thể thấm qua da vào máu và gây nhiễm độc cho cơ thể. Chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng hoặc ngừng thuốc đột ngột, người sử dụng sẽ bị teo da, rạn da, da dễ bị nhiễm trùng. Mỹ phẩm chứa corticoid khiến da mỏng dần, thấy rõ các mạch máu dưới da bị giãn nở, da rất dễ bắt nắng hơn.

Hydroquinone

Hydroquinone là chất tẩy trắng da thường được dùng để giảm thâm nám, sạm da do tăng sắc tố. Nhiều nhà khoa học đã cảnh báo rằng, sử dụng hydroquinone thường xuyên làm tăng nguy cơ ung thư da. Hydroquinone có thể gây viêm các tế bào ở tầng hạ bì, tế bào nang lông và tuyến bã nhờn. Đặc biệt, thành phần này không an toàn với phụ nữ có thai.

Aspirin

Các thành phần trong kem trộn được sử dụng không theo liều lượng rõ ràng

Trong điều kiện môi trường nóng ẩm, aspirin có thể chuyển hóa thành acid salicylic. Acid salicylic là hoạt chất được sử dụng trong các sản phẩm trị mụn với chức năng loại bỏ tế bào chết, làm mềm và trắng da.

Trong các sản phẩm kem trộn, lượng aspirin được sử dụng không rõ liều lượng, có thể gây ra kích ứng, làm khô da và khiến da thêm hư tổn. Các chuyên gia y tế khuyến cáo tuyệt đối không tự bào chế hoặc sử dụng aspirin bôi ngoài da.

Biết rõ tình trạng mất vệ sinh của kem trộn, một số người bán sử dụng thêm kháng sinh để ngăn ngừa tác dụng phụ của sản phẩm như gây nhiễm nấm trên da.

Nhận biết kem trộn

Nhắm vào mong muốn làm trắng da nhanh của chị em phụ nữ, mỹ phẩm chất lượng kém được tiếp thị và quảng cáo tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok. Khi “kem trộn” trở thành từ mang nghĩa tiêu cực, nhiều người bán sử dụng các danh từ mỹ miều hơn như: Kem ủ trắng body, kem kích trắng, kem sâm với “công thức gia truyền”.

Một số dấu hiệu sau giúp chị em nhận biết dạng mỹ phẩm nguy hại này:

- Quá nhiều công dụng: Kem trộn thường được quảng cáo có thể thực hiện tất cả các công dụng, từ làm trắng, trị mụn, trị nám đến dưỡng ẩm, chống nắng cho da. Chị em cần cảnh giác với những sản phẩm đem lại hiệu quả tức thì, cấp tốc.

Kem trộn có kết cấu bết dính và màu sắc bất thường, mùi khó ngửi

- Màu sắc và mùi thơm: Kem trộn thường có màu không tự nhiên, do các thành phần được sử dụng để làm kem trộn thường có màu vàng hoặc hồng bất thường. Mùi của kem trộn thường gắt và nồng, do người sản xuất không kiểm soát được liều lượng hóa chất có trong sản phẩm.

- Bết dính trên da: Mỹ phẩm chất lượng tốt thường có kết cấu mỏng, nhẹ, thẩm thấu nhanh khi bôi lên da. Tuy nhiên, kem trộn đặc và dày thường gây bết dính, phải thoa kỹ từ 2-5 phút, thậm chí bọc lại bằng nylon thì mới tan trên da.

- Bao bì sản phẩm: Bao bì của mỹ phẩm chất lượng kém như kem trộn thường khá đơn giản, sơ sài. Khi mua trực tiếp, bạn có thể kiểm tra thành phần, nơi sản xuất, mã vạch truy xuất nguồn gốc trên bao bì sản phẩm. Bạn nên tránh mua kem trộn được bán trên các buổi phát sóng trực tiếp hoặc các trang thương mại điện tử.

Tham khảo thông tin tại bài viết: Sự thật về phương pháp 'lột da' làm trắng cấp tốc

Quỳnh Trang H+ (Tổng hợp) - Theo Healthplus
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

Xem thêm