Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Hậu COVID: triệu chứng và phục hồi

Mặc dù các triệu chứng nhiễm COVID-19 có thể sẽ rất nhẹ và nhanh chóng qua đi, nhưng nhiều người phải chịu những biến chứng nặng nề của tình trạng hậu COVID. Dưới đây là một số triệu chứng hậu COVID phổ biến và một số cách để hồi phục nhanh hơn.

Hậu COVID là gì?

Hậu COVID là cụm từ dùng để chỉ những ảnh hưởng của COVID-19 tiếp tục kéo dài sau nhiều tuần hoặc nhiều tháng kể từ lần đầu tiên phát hiện nhiễm bệnh. Mặc dù có một số định nghĩa cho rằng hậu COVID là những ảnh hưởng của COVID-19 sau trên 12 tuần nhưng một số người vẫn coi các triệu chứng kéo dài trên 8 tuần là hậu COVID. Định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới: hậu COVID là tình trạng xuất hiện trong vòng 3 tháng kể từ khi xuất hiện các triệu chứng COVID và thường kéo dài ít nhất 2 tháng, không thể lý giải bởi các chẩn đoán thay thế.

Các nghiên cứu thấy rằng, hậu COVID bao gồm 2 nhóm triệu chứng chính:

  • Nhóm triệu chứng về hô hấp: ví dụ như ho hoặc khó thở. Những người mắc các nhóm triệu chứng này thường đã từng mắc COVID-19 rất nặng
  • Nhóm triệu chứng thông thường: ví dụ như suy nhược, mệt mỏi

Một số tác giả khác chia thành 2 nhóm triệu chứng khác như sau:

  • Nhóm triệu chứng hô hấp: bao gồm các triệu chứng hô hấp (ho, khó thở, thở nhanh, ngắn) và tình trạng mệt mỏi, đau đầu
  • Nhóm triệu chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể: tim (tim đập nhanh), não, hệ tiêu hóa.

Nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe hậu COVID?

Theo thống kê của cơ quan thống kê quốc gia Vương quốc Anh, có từ 3-12% số người nhiễm COVID sẽ vẫn xuất hiện các triệu chứng trong vòng 12 tuần sau lần nhiễm COVID đầu tiên. Tỷ lệ này được thống kê dựa trên nghiên cứu theo dõi 20.000 người từ 26/4 đến 1/8/2021. Cần lưu ý rằng, tỷ lệ này được thống kê trước khi biến thể Omicron xuất hiện và chiếm ưu thế. Do thời gian biến thể Omicron chiếm ưu thế chưa đủ lâu nên chúng ta chưa thể biết được Omicron sẽ làm tăng hay giảm nguy cơ sức khỏe hậu COVID. Ngoài ra, do tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ hiện đang ngày một cao hơn, nên cũng khó có thể xác định được sự khác biệt giữa tỷ lệ mắc hậu COVID giữa các biến thể có phải do tác dụng của vaccine hay không.

Tại Anh, theo thống kê vào 2/2/2022, có khoảng 1.3 triệu người đã xuất hiện các triệu chứng hậu COVID, tương đương với tỷ lệ 1/50 (tức là khoảng 2.1%). Trong số đó có hơn 42% số người xuất hiện các triệu chứng hậu COVID trong vòng hơn 1 năm sau khi phát hiện nhiễm bệnh lần đầu. Khoảng 2/3 số người (63%) nói rằng những triệu chứng hậu COVID làm giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày của họ.

Mất bao lâu để hồi phục sau khi xuất hiện các triệu chứng hậu COVID?

Chúng ta hiện vẫn đang nghiên cứu về việc các triệu chứng hậu COVID kéo dài bao lâu và sự khác biệt của hậu COVID giữa mọi người. Cần lưu ý rằng, không chỉ có COVID-19 mới có hậu COVID mà các bệnh khác do virus gây ra đều có các ảnh hưởng lâu dài. Có một số báo cáo gợi ý rằng những người đã từng nhập viện vì COVID-19 thì thường sẽ xuất hiện các triệu chứng hậu COVID kéo dài ít nhất là 5 tháng và đặc biệt có một số kéo dài trên 12 tháng. 

 

Các triệu chứng hậu COVID

Mặc dù hiện nay, đa số những người nhiễm COVID-19 đều hồi phục rất nhanh, nhưng một số ảnh hưởng của virus có thể kéo dài nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Với một số người, hậu COVID là một vòng xoắn của việc hồi phục trong một khoảng thời gian, sau đó các triệu chứng lại nặng hơn. Bất cứ ai đã từng nhiễm COVID-19 đều có thể mắc hậu COVID, cho dù lần nhiễm đầu tiên của họ nặng hay nhẹ, có cần nhập viện hay không.

Các triệu chứng hậu COVID bao gồm:

  • Mệt mỏi (51%)
  • Khó thở, thở nhanh, ngắn (36%)
  • Khó ngủ
  • Lo âu và trầm cảm
  • Tim đập nhanh/đánh trống ngực
  • Đau tức ngực
  • Đau cơ, đau khớp
  • Mất khả năng suy nghĩ rõ ràng hoặc tập trung (28%)
  • Thay đổi khứu giác (37%) hoặc vị giác
  • Ho kéo dài

Các cách để hồi phục và kiểm soát triệu chứng hậu COVID

Mệt mỏi và khó thở

  • Lên kế hoạch cho những việc định làm, và không làm việc quá sức
  • Cố gắng nghỉ ngơi khi làm những công việc nặng, khó hoặc chia nhỏ thành nhiều việc, luân phiên giữa những việc dễ thực hiện và khó thực hiện
  • Dựa vào tình hình sức khỏe của bạn, cố gắng thực hiện các công việc quan trọng vào thời điểm sức khỏe tốt nhất trong ngày
  • Thường xuyên nghỉ ngơi ngắn tốt hơn là nghỉ ngơi lâu
  • Không cần thiết phải ngừng việc đang làm nếu bạn cảm thấy khó thở. Nếu bạn ngừng lại, bạn sẽ ngừng sử dụng các cơ hô hấp và theo thời gian, chúng sẽ yếu dần đi và sẽ khiến bạn càng khó thở hơn
  • Tăng dần khối lượng luyện tập thể thao, ban đầu cố gắng chỉ cần đi bộ ngắn hoặc thực hiện các bài tập sức mạnh đơn giản

Tăng cường tâm trạng và sức khỏe tinh thần

  • Cố gắng tự đối xử tốt với bản thân trong quá trình hồi phúc. Chuẩn bị tinh thần vì sẽ có những ngày sức khỏe của bạn yếu hơn so với những ngày còn lại.
  • Cố gắng kết nối với những người có thể khiến bạn hạnh phúc, đảm bảo rằng bạn vẫn luôn giữ liên lạc với gia đình và người thân
  • Có thời gian biểu hàng ngày lành mạnh, tốt cho tâm trạng sức khỏe tinh thần
  • Duy trì tập luyện thể thao để giúp giải phóng endorphin và cải thiện tâm trạng.

Đối với các vấn đề về suy nghĩ và trí nhớ

  • Viết giấy nhớ để giúp bạn ghi nhớ những việc cần làm
  • Cố gắng giảm thiểu các yếu tố gây xao nhãng
  • Xây dựng kế hoạch thành từng bước thực hiện trước khi tiếp cận một công việc tình huống hoặc vấn đề mới

Giảm đau cơ, đau khớp

  • Luyện tập các bài tập giãn cơ (yoga, thái cực quyền) và các bài tập sức mạnh (như leo cầu thang, nâng tạ, sử dụng dây kháng lực).

Tiêm vaccine và hậu COVID

Tiêm vaccine có thể làm giảm nguy cơ mắc hậu COVID hay không?

Có, có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng tiêm vaccine làm giảm nguy cơ mắc các triệu chứng hậu COVID. Tiêm đủ 2 liều vaccine có thể làm giảm nguy cơ mắc hậu COVID khoảng 40% ở người 18-69 tuổi.

Nếu đã mắc phải các triệu chứng hậu COVID, việc tiêm chủng có còn có tác dụng gì nữa không?

Có một số bằng chứng cho thấy rằng việc tiêm vaccine có thể làm giảm nguy cơ mắc hậu COVID ở những người đã nhiễm COVID mà chưa được tiêm chủng. Tiêm vaccine mũi 1 có thể làm giảm 13% nguy cơ mắc hậu COVID, mũi thứ 2 có thể làm giảm 9%. Bất kể loại vaccine nào (Pfizer, Moderna hay Astra Zeneca) đều có khả năng làm giảm nguy cơ hậu COVID.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc hậu COVID hay không?

Có. Theo các nghiên cứu, có khoảng 13% số trẻ em 2-11 tuổi và 14.5% số trẻ em 12-16 tuổi xuất hiện một số triệu chứng hậu COVID như mệt mỏi, ho, đau đầu, đau cơ, mất khứu giác hoặc vị giác khoảng 5 tuần sau khi nhiễm COVID.

Hậu COVID ở trẻ em và thanh thiếu niên

  • Các vấn đề hô hấp: Bởi vì COVID-19 ảnh hưởng đến phổi, nên trẻ sẽ dễ gặp các triệu chứng hoặc các vấn đề về hô hấp kéo dài bao gồm đau ngực, ho và khó thở nhiều hơn khi vận động. Một số triệu chứng này có thể kéo dài trong vòng 3 tháng hoặc lâu hơn. Trẻ từ 6 tuổi trở lên nếu gặp phải các tình trạng này có thể cần được xét nghiệm chức năng phổi hoặc khám lâm sàng và xét nghiệm để loại trừ các biến chứng khác như đông máu.
  • Các vấn đề về tim: Viêm cơ tim có thể xuất hiện ở trẻ tại thời kỳ hậu COVID-19. Các triệu chứng của viêm cơ tim có thể bao gồm đau ngực, khó thở, nhịp tim không đều và mệt mỏi. Trẻ em và thanh thiếu niên có các triệu chứng của tình trạng này ở mức độ trung bình hoặc nghiêm trọng trong vòng 6 tháng cần được thăm khám kỹ lưỡng và xét nghiệm trước khi hoạt động thể thao hoặc trở lại trường học như bình thường.
  • Ngửi và nếm: Những thay đổi về khứu giác và vị giác có thể có tác động tiêu cực đến thói quen ăn uống và tâm trạng của trẻ. Bên cạnh đó nó cũng cản trở khả năng ngửi được những mùi được cho là nguy hiểm với cơ thể. Nếu những vấn đề này không cải thiện trong vài tuần, trẻ cần được đi khám để giải quyết tình trạng này.
  • Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Dù hiếm gặp nhưng COVID-19 có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh, viêm não, hoặc đột quỵ ở một số trẻ. Mặc dù những thay đổi rất nhỏ, nhưng trẻ có thể sẽ có những thay đổi nhất định trong khả năng chú ý, lời nói và năng suất học tập, vận động và tâm trạng. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc chú ý hoặc hay quên hơn. Trẻ có thể sẽ học tập chậm hơn và cần lặp lại hoặc nghỉ ngơi nhiều hơn. Trẻ có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng.
  • Mệt mỏi về thể chất: trẻ có thể mệt mỏi dễ dàng hơn và sức bền kém hơn, ngay cả khi không có vấn đề gì về tim hoặc phổi.
  • Đau đầu: Đau đầu khá phổ biến ở trẻ trong thời kỳ hậu COVID. Ngủ đủ giấc, uống nhiều nước, ăn đủ và kiểm soát căng thẳng có thể cải thiện tình trạng này. Nếu đau đầu không đỡ và ngày càng nghiêm trọng hoặc kéo dài, trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ.
  • Các vấn đề khác đi tiểu thường xuyên, hay khát nước, nhanh đói, sụt cân, đau dạ dày, buồn nôn, nôn...

Nếu trẻ có các vấn đề trên và không cải thiện qua thời gian, trẻ cần được đưa tới khám bác sĩ.

Đối tượng nào có nguy cơ mắc hậu COVID?

Người cao tuổi, phụ nữ, những người nhiễm bệnh nặng (xuất hiện nhiều hơn 5 triệu chứng trong tuần đầu tiên nhiễm COVID-19) sẽ dễ mắc hậu COVID hơn. Ở nhóm 18-49 tuổi, tỷ lệ này là 1/10 người và tăng lên 1/5 người ở những ngươi trên 70 tuổi. Những người bị hen suyễn cũng sẽ có nguy cơ mắc hậu COVID cao hơn.

Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng những người có nồng độ kháng thể IgM và IgG3 thấp sẽ dễ bị hậu COVID hơn. Hậu COVID phổ biến hơn ở nữ giới, 35-69 tuổi, những người sống ở khu vực thiếu thốn, nhân viên y tế, giáo viên và những người có bệnh lý nền.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Vaccine COVID-19 cho trẻ 5-11 tuổi: những điều cha mẹ cần biết

Viện Y học ứng dụng Việt Nam (Theo Bristish Health Foundation) -
Bình luận
Tin mới
  • 02/05/2024

    Người làm việc ca đêm tăng nguy cơ bị béo phì

    Ngoài giấc ngủ bị gián đoạn, những người làm việc ban đêm còn phải đối mặt với thói quen ăn uống bị thay đổi, giảm hoạt động thể chất và sự thay đổi nội tiết tố, góp phần làm tăng nguy cơ béo phì. Người làm ca đêm cần chú ý chăm sóc cơ thể nhằm hạn chế mức độ ảnh hưởng, đảm bảo sức khoẻ để làm việc hiệu quả, an toàn.

  • 02/05/2024

    4 dấu hiệu trên da "tố" bạn có thể bị dị ứng rượu

    Bạn có thể đã nghe nói về dị ứng đậu phộng, sữa hoặc đậu nành, nhưng bạn đã bao giờ gặp thuật ngữ dị ứng rượu chưa? Cũng giống các loại dị ứng thực phẩm khác, dị ứng rượu là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm.

  • 02/05/2024

    8 lợi ích tuyệt vời của đi bộ thể dục

    Đi bộ không chỉ là hình thức tập thể dục đơn giản mà hầu hết mọi người đều có thể thực hiện mà còn là một hoạt động đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể. Dưới đây là 10 lý do khiến bạn muốn bắt đầu ngay hay tiếp tục duy trì hoạt động lành mạnh này:

  • 02/05/2024

    Giảm nguy cơ sa sút trí tuệ khi về già nhờ 8 thói quen lành mạnh

    Chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer hiện chưa có biện pháp điều trị. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh ngay từ sớm để giảm nguy cơ suy giảm chức năng nhận thức khi về già.

  • 01/05/2024

    5 sai lầm phổ biến khi tắm gây hại cho làn da

    Tắm là nhu cầu vệ sinh cơ bản và cần thiết của mỗi con người. Nhưng nhiều người trong chúng ta khi tắm thường mắc phải một số sai lầm dẫn đến tác hại không hề nhỏ đối với sức khỏe làn da.

  • 01/05/2024

    Tiêu chí lựa chọn dầu ăn tốt cho sức khỏe

    Dầu ăn là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Khi nấu ăn với dầu hàng ngày, bạn nên lựa chọn dầu ăn đáp ứng được các tiêu chí tốt cho sức khỏe.

  • 01/05/2024

    Những nguy hiểm của thừa cân có thể bạn không biết

    Thừa cân là một vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay do mất cân bằng dinh dưỡng và lối sống ít vận động, thiếu khoa học. Vấn đề này đang làm suy giảm sự tự tin và đẩy con người ta tiến gần hơn đến các nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe.

  • 01/05/2024

    5 dấu hiệu cảnh báo bệnh đái tháo đường bạn nên biết

    Đái tháo đường là căn bệnh phổ biến và đang có xu hướng trẻ hóa. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo bệnh có vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Xem thêm